Phân tích một vài nét sơ qua về tâm lý khi giao tiếp.
Trong quá trình giao tiếp, thông tin được đưa ra từ người truyền tin với mục đích nhất định. Vậy bàn về vấn đề tiếp nhận thông tin và xử lý thông tin ra sao chúng ta sẽ đề cập đến các mặt cơ bản của người nhận và xử lý thông tin như sau:
Chủ thế:
- Tâm sinh lý
- Kinh nghiệm, Kiến thức
A: Người nói (speaker)
B: Người nghe (hearer)
C: Mã (Code)
E: Chu cảnh (Environment)
N: Nhiễu (Noise)
Việc đưa ra thông tin là vô cùng quan trọng trong giao tiếp, nếu thiếu thông tin không thể thực hiện một cuộc giao tiếp. Vậy thông tin đưa ra như thế nào thì phù hợp với người nhận tin và nó sẽ có tác động như thế nào…?
Chúng ta sẽ chỉ bàn về vấn đề chủ thế nhận tin chứ chưa bàn nhiều về ngoại cảnh tác động mặc dù yếu tố này cũng là một yếu tố rất quan trọng.
Thứ nhất: Xét về mặt tâm sinh lý của đối tượng.
Điều này tùy thuộc vào lứa tuổi cũng như trạng thái tâm lý tức thời của đối tượng. Một ví dụ điển hình: Tại lứa tuổi thiếu niên (11-15) các em đã dần dần hình thành ý thức cũng như động cơ tự học hỏi còn với lứa tuổi đầu thanh niên (15-18), động cơ học tập đã hình thành một cách rõ rệt cũng như về ý thức tự học hỏi. Các em thường tập trung học tập, tỏ ra tích cực, có trách nhiệm và hứng thú với các môn học có liên quan đến nghề nghiệp các em lựa chọn. Bên cạnh đó là sự hình thành các quan điểm về thế giới quan và nhân sinh quan. Vì vậy việc đưa ra các thông tin liên quan về nhân sinh sẽ có tác động hơn nhiều đối với lứa tuổi thanh niên so với lứa tuổi thiếu niên..
Bên cạnh đó, về nhu cầu giao tiếp của lứa tuổi đầu thanh niên cũng hơn rất nhiều so với lứa tuổi thiếu niên. Ở lứa tuổi thiếu niên, nhu cầu giao tiếp với bạn phát triển rất mạnh thậm chí hơn cả giao tiếp với người thân và rất chịu ảnh hưởng bởi bạn bè.
Nhu cầu tình bạn xuất hiện từ tuổi thiếu niên, song sang tuổi thanh niên nhu cầu tình bạn phát triển cao hơn. Các phẩm chất của tình bạn của học sinh THPT đều nâng lên một cấp độ mới, cao hơn so với tuổi thiếu niên. Tình bạn của học sinh THPT sâu sắc hơn và bền vững hơn nhiều so với tuổi thiếu niên. Vì vậy cần chú ý hơn những vấn đề liên quan đến tính cảm về sự nhạy cảm cũng như mức độ sâu sắc về hai lứa tuổi này cũng khác nhau.
Nhân cách là yếu tố quan trọng hành đầu trong giao tiếp, về mức độ hiểu biết và sự thay đổi cũng như định hình nhân cách của hai lứa tuổi này cũng khác nhau. Sự hình thành cái “tôi” ở lứa tuổi thanh niên rất phức tạp.
Một số lưu ý khi người lớn giao tiếp với thiếu niên
- Phải mong muốn và biết cách tôn trọng tính độc lập và quyền bình đẳng của thiếu niên.
- Quan hệ giữa thiếu niên và người lớn có thể không có mâu thuẫn nếu quan hệ đó được xây dựng trên cơ sở tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau.
- Khi tiếp xúc với thiếu niên cần gương mẫu, khéo léo, tế nhị
Thứ hai: Bàn về kinh nghiệm sống và kiến thức xã hội
Theo quan điểm cá nhân, kinh nghiệm sống là yếu tố chủ chốt trong việc hình thành các quan điểm sống của mỗi người. Đây giống như những giọt nước thấm sâu nhất vào trong tâm thức của mỗi người. Bất kỳ một vấn đề nào được đưa ra, nó sẽ đc gắn và so sánh tại hệ trục này ngay lập tức. Tùy vào mức độ “từng trải” của mỗi người mà quan điểm của mỗi người có thể khác nhau một vấn đề nào đó.
Một ví dụ như:
Ở giai đoạn 2 của lứa tuổi thanh niên (18-25), có thể nói chỉ khác biệt nhau về 2,3 năm tuổi cũng là một sự thay đổi rất lớn về kinh nghiệm sống cũng như cách nhìn về cuộc sống. Sự khác biệt này gây cản trở trong giao tiếp, mục tiêu cuộc sống, quan điểm sống và kinh nghiệm tình cảm. Thêm nữa, đối với những người trẻ tuổi, sự phản ứng của xã hội đối với những mối quan hệ này thường tiêu cực.
Tuy nhiên với những người đã trưởng thành thì khoảng cách về thời gian không tạo ra sự khác biệt quá nhiều trong nhìn nhận về một vấn đề.
Kết luận cuối cùng: Các cụ có câu "ăn có nhai, nói có nghĩ", khi chúng ta giao tiếp với bất kỳ một ai đều cần "nghĩ" cho ĐÚNG!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét