Trong một cuộc phỏng vấn ,Khi vị giám đốc giơ một nắm tay lên hỏi: "Trong tay tôi có gì?". Nhiều ứng viên đã bối rối, một ứng viên phán đoán: "Ông đang nắm một mẩu giấy, vì tôi thấy một đống giấy nhàu nát trên bàn ông". Vị giám đốc xòe tay ra: Trong đó không có gì! Không đoán trúng, nhưng khả năng phản ứng nhanh phần nào giúp ứng viên đó vượt qua vòng thi ứng xử .Nếu là bạn ,bạn sẽ có được sự phản ứng nhanh,sự tư duy,sự tự tin ... để đưa ra câu trả lời của mình trước các ứng viên khác và tạo ra sự chú ý cho bản thân mình.Tất cả các kĩ năng phản ứng nhanh,kỹ năng tư duy,sự tự tin…được gọi là kĩ năng mềm-những kỹ năng thuộc về tính cách con người ,không mang tính chuyên môn.Ngoài ra kĩ năng mềm còn bao gồm :kĩ năng quản lí thời gian,kỹ năng sáng tạo,kĩ năng làm việc theo nhóm,kĩ năng giao tiếp thuyết trình ,kĩ năng tạo dựng và duy trì các mối quan hệ…Có kỹ năng mềm, nghĩa là cũng sẽ có khái niệm kỹ năng cứng.kỹ năng “cứng” là những kĩ năng thuộc về học vấn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn thường xuất hiện trên CV của bạn.
Với 4 ,5 năm hoặc nhiều hơn nữa -thời gian các bạn ngồi trên các giảng đường để tích lũy kiến thức ra trường,mong muốn hoàn thiện bản thân mình hơn và tìm kiếm một việc làm phù hợp ,nhưng đó cũng chỉ là một phần nhỏ trông đại dương kiến thức.Càng ngày các nhà tuyển dụng càng đòi hỏi ở các ứng viên một trình độ cao hơn ,và họ càng quan tâm nhiều hơn nữa tới các kỹ năng mềm.Như trong tình huống đầu bài nếu thiếu đi sự tư duy ,sự tự tin liệu bạnc so giám nói lên câu trả lời của mình ,hoặc thiếu sự phản ứng nhanh người khác có thể đã trả lời trước bạn .Khi làm việc thiếu kỹ năng mềm sẽ khiến bạn có ý tưởng tốt, nhưng không biết cách thể hiện, thuyết trình. Hậu quả là họ thiếu thái độ làm chủ bản thân và hiệu quả công việc chung sẽ không cao.Kiến thức chuyên môn tốt chưa hẳn đã làm hài lòng khách hàng, nếu như bạn thiếu sự tự tin các kỹ năng giao tiếp khéo léo với khách hàng, sự nhiệt tình trong công việc.Nếu có kĩ năng mềm bạn sẽ xác định được mục tiêu cuả bản thân để từ đó có những định hướng cho cuộc sống của mình .Ví dụ như trước đây bạn theo học một ngành ,một trưòng đại học theo gợi ý của gia đình bạn bè ,và khi sắp ra trường bạn vẫn chưa biết phải lựa chọn công việc gì và sẽ làm như thế nào, khi học được kĩ năng lập kế hoạch cho cuộc sống bạn sẽ phần nào xác định được hiện tại mình có những gì ,mình muốn và thích hợp với nghề nghiệp gì để từ đó xác định những hành động ,công việc tiếp thoa bạn sẽ làm, Bạn cũng sẽ dễ dang hòa đông ,thích nghi với môi trương làm việc ,có những mối quan hệ tốt đẹp,thân thiện ,gây dựng được nhóm làm việc hiệu quả …Nhận thấy sự cần thiết của việc học kĩ năng rất nhiều các tổ chức,trung tâm đào tạo kĩ năng đã hình thành và phát triển .Đây là một thuận lợi nhưng đồng thời cũng là một khó khăn trong việc chọn lựa được một nơi thích hợp để học kĩ năng của các bạn sinh viên.Tuy nhiên việc học kĩ năng mềm không chỉ đồi hỏi bạn theo học ở một trung tâm nào đó,mà nó đòi hỏi sự nỗ lực tự tìm tòi và trải nghiệm của chính bản thân các bạn.Hầu hết cả nhà tuyển dụng và những người giàu kinh nghiệm đều khẳng định: cách duy nhất để trau dồi kỹ năng "mềm" là phải luyện tập, học hỏi thường xuyên, tạo cho mình một phản xạ tức thời mỗi khi gặp các tình huống cần thiết.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét