
Với quan điểm cá nhân có thể nói cảm xúc là một vấn đề cực lớn chi phối hầu hết diễn biến cũng như kết quả cuộc một cuộc giao tiếp. Trước hết hãy nói đến những gì biểu hiện cảm xúc, cảm xúc là cái gì đó có thể suy đoán được một cách dễ dàng? Vậy qua đâu chúng ta thấy được nó, làm thế nào để có thể điều chỉnh được cảm xúc của bản thân cũng như với đối tượng giao tiếp?
Vậy con người có bao nhiêu loại cảm xúc khác nhau, câu trả lời là 10.000! Thật ấn tượng phải không. Theo nghiên cứu nhiều năm của Paul Ekman và Wallace Friesen tại trường đại học California (San Francisco), cơ mặt của chúng ta có thể chuyển động theo 43 cách khác nhau. Khi kết hợp sự chuyển động này với 2,3,4 lần khác nhau, chúng ta có tới 10.000 cách khác nhau để biểu lộ trạng thái cảm xúc. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, 70% trong số 10.000 trạng thái này là vô thức (và không có nhiều ý nghĩa).
Như thế chúng ta có thể chia cảm xúc làm 2 loại vô thức và ý thức.Nhưng thật nực cười là chính cái vô thức lại vô cùng có ý nghĩa, nó thể hiện được đúng nét đặc trưng của mỗi con người tuy rằng với những cảm xúc có ý thức lại chính là sức mạnh lớn nhất điều khiển được tâm trạng của người nghe.
Hãy bắt đầu với câu hỏi cảm xúc được thể hiện như thế nào?
Trước hết cảm xúc được thể hiện ra chính là giác quan thứ 6. Đây thực tế là một loại cảm xúc đặc biệt mà ít người có được. Nó được gọi là trường điện nhân!
Trước hết cảm xúc được thể hiện ra chính là giác quan thứ 6. Đây thực tế là một loại cảm xúc đặc biệt mà ít người có được. Nó được gọi là trường điện nhân!
Thứ hai, cảm xúc được thể hiện qua ngôn ngữ âm thanh. Ngôn ngữ âm thanh là một phần quan trọng trong các kỹ năng giao tiếp. Nó có sức mạnh rất lớn khi ta quan tâm và sử dụng những khía cạnh như tốc độ, độ nhấn, âm lượng, âm vực, ngôn từ,....
Và cuối cùng là ngôn ngữ hình ảnh hay ngôn ngữ của cơ thể. Nó là tất cả các hoạt động phi ngôn từ thể hiện ra bên ngoài, có thể nói là yếu tố quyết định thứ 2 sau ngôn từ. Gần như trong hầu hết tất cả mọi người khi giao tiếp đều không ý thức rằng mình đang dùng ngôn ngữ cơ thể. Nó cũng là điều rất khó che giấu trong giao tiếp như nét mặt, tư thế, cử chỉ,...
Và cuối cùng là ngôn ngữ hình ảnh hay ngôn ngữ của cơ thể. Nó là tất cả các hoạt động phi ngôn từ thể hiện ra bên ngoài, có thể nói là yếu tố quyết định thứ 2 sau ngôn từ. Gần như trong hầu hết tất cả mọi người khi giao tiếp đều không ý thức rằng mình đang dùng ngôn ngữ cơ thể. Nó cũng là điều rất khó che giấu trong giao tiếp như nét mặt, tư thế, cử chỉ,...
Trong một cuộc giao tiếp, có thể nói cảm xúc đã bao trùm toàn bộ ngay cả từ khi thời điểm tiếp xúc ban đầu, rồi tiếp diễn, rồi đến khi kết thúc một cuộc giao tiếp, cảm xúc vẫn là "bạn đồng hành".
Nhưng thế nào là cảm xúc thật, hay là cảm xúc ảo?? Đó là những đánh giá của đối tượng giao tiếp về những biểu hiện với người giao tiếp khi họ không thấy đó là một quy luật hợp lý trong lối tư duy hay trong những kinh nghiệm của bản thân.
Nhưng thế nào là cảm xúc thật, hay là cảm xúc ảo?? Đó là những đánh giá của đối tượng giao tiếp về những biểu hiện với người giao tiếp khi họ không thấy đó là một quy luật hợp lý trong lối tư duy hay trong những kinh nghiệm của bản thân.

Vậy cảm giác ảo có phải là một điều xấu? Tôi không cho là như vậy. Trong một cuộc giao tiếp, có thể cả 2 bên đều che giấu cảm xúc thật, cũng có thể dùng cảm xúc ảo để đánh lừa đối tượng với một mục đích của một cuộc giao tiếp nào đó. Tuy rằng có điều không phải là ai cũng có thể tạo ra được một kịch bản hoàn hảo như thế. Vậy mấu chốt ở đây là gì? Đó là kỹ năng, nó phụ thuộc hoàn toàn vào kinh nghiệm của các chủ thể giao tiếp. Cũng như cảm xúc thật, tôi cũng không có nhận định gì nhiều hơn về việc nó tốt hay xấu. Như trên cũng đã nêu, cảm xúc luôn là "bạn đồng hành" của các bạn trong cuộc sống. Hãy làm gì với nó, bạn có thể thay đổi hay điều chỉnh nó một cách hợp lý, cần cả một quá trình rèn luyện bằng kinh nghiệm là chính!
Và xin được đưa ra kết luận cuối cùng. Thực tế bạn đang sẵn sàng làm một điều gì đó là vì đâu? Đó chính là sự trao đổi "cảm xúc". "Có cho - có nhận", "có vay - có trả", trao đổi vẫn là cỗi gốc của vấn đề.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét