
Là nhân viên phòng quảng cáo một công ty lớn ở Hà Nội, mỗi tháng Minh Hương – 25 tuổi có mức thu nhập gần 600 đô la. Gia đình tại Hà Nội, vẫn ngày một bữa ăn công ty, một bữa ở nhà, Hương không phải đóng góp thêm cho gia đình, vậy mà hết tháng đồng nghĩa với Hương cũng hết sạch số tiền lương của mình.
Mỗi tháng Hương chi hơn 3 triệu cho mỹ phẩm, các dịch vụ spa làm đẹp, và khoảng 3 triệu nữa cho những buổi tiệc tùng, vui chơi cùng bạn bè, mua quà, hoa và nhiều thứ linh tinh khác.Hương quan niệm rằng: “Tiền kiếm được phải dành cho hưởng thụ, chỉ làm mà không biết chơi là ngốc. Còn tương lai, đã có sức lực của mình và sự tích lũy của…bố mẹ”.
Lấy ý kiến theo đường email của khoảng 200 người trẻ sử dụng Internet ở Hà Nội, số liệu thống kê cho thấy 60% người được hỏi luôn khẳng định lúc nào cũng có nhu cầu mua sắm hàng hiệu hay món hàng theo trào lưu.
Đáng lo ngại hơn một bộ phận giới trẻ còn coi đồng tiền là giải pháp cho mọi vấn đề việc một học sinh 9X trả 50 nghìn cho bạn để làm hộ bài tập hay một bạn “bo” luôn cho bạn khác một suất ăn vì cậu kia đã chạy từ tầng 4 xuống căng tin tầng 1 mua đồ giúp… bạn đó là chuyện thường ngày trong lớp học.
Mai đang học Đại học Maketing TP
Căn bệnh sĩ diện, lo sợ thua kém bạn bè đồng nghiệp, thói quen, sở thích dùng đồ hiệu, bệnh nghiện mua sắm, sự bao bọc nuông chiều của gia đình, tư tưởng lệch lạc và sự thiếu quan tâm của cha mẹ đã khiến giới trẻ có tâm lý hưởng thụ, tiêu sài mạnh tay mà không cần tiết kiệm dự phòng cho tương lai.
Hà TTH
Ảnh và tư liệu lấy từ nguồn internet
0 nhận xét:
Đăng nhận xét