Khi đọc câu này, tôi nghĩ luôn rằng, hai vấn đề này là mối quan hệ biện chứng, nhân quả, không thể tách rời nhau! Và chắc chắn là như vậy!
Kiến thức kinh nghiệm giúp chúng ta biết cách tiếp cận vấn đề, giải quyết vấn đề, nên bắt đầu từ khía cạnh nào là phù hợp nhất. Như thế nào mới là hợp lý đúng đắn! Và khi gặp một vấn đề nào đó, chúng ta thấy khó giải quyết, khó suy nghĩ thì chúng bắt đầu tìm hiểu những thứ liên quan đến nó, và dần dần với những công sức chúng ta bỏ ra chúng ta sẽ nhận được những kết qủa xứng đáng.
Trước hết, trong bài bình luận này, tôi xin đề cập đến tác động của việc học đến giải quyết gốc rễ của vấn đề.
Nếu bạn xác định nghề nhiệp tương lai cho mình là hướng dẫn viên du lịch, thì đương nhiên bạn phải tích luỹ kiến thức và kinh nghiệm trong ngành nghề này rồi! Các kiến thức về lịch sử, địa lý, văn hoá vùng miền, các kỹ năng như nói, lắng nghe, nắm bắt tâm lỹ và nhu cầu của khách hàng…Một anh chàng IT suốt ngày cắm đầu vào các ngôn ngữ lập trình máy tính, các ký hiệu, thời gian ngồi lớn hơn nhiều thời gian đi lại thì không thể làm một hướng dẫn viên du lịch được! Đấy là tối lấy ví dụ như thế.
Có nghĩa là đối với một vấn đề, thì không phải thông tin hay kiến thức gì cũng giải thích được, mà phải chọn lọc xem xét xem những gì là cần thiết là phù hợp. Cũng như việc, để tháo một nút thắt, thì ta có thể dùng tay, dùng kéo, hay dùng dao để cắt chứ không thể dùng búa được. Nếu dùng kéo, hay dùng dao, thì những thứ này phải như thế nào mới gỡ được nút thắt, nếu nó quá cùn thì coi như không! Mà phải đủ sắc để cắt gọt. Giống như để giải quyết khó khăn của vấn đề thì ta phải tìm hiểu và đào sâu suy nghĩ, những gì thật sự liên quan để đem ra chất vấn.
Song, cần phải chú ý là, dao kéo không tự dưng mà sắc bén, chúng cần phải được mài dũa thường xuyên, cần có phương pháp bảo quản thích hợp đẻ tránh hoen rỉ, thế mới dùng được lâu. Và việc học cũng gần tương tự như vậy. Học như thế nào, học cái gì, học từ ai, học ở đâu?
Bạn có tự tin rằng với những kiến thức mà bạn học ở trường, bạn có thể đứng vững khi đi làm trên thực tế không?
Với bản thân tôi, câu trả lời là không. Từ khi tôi tham gia các hạt động đội nhóm, tôi đã học hỏi được rất nhiều điều, những thứ mà trên lớp không dạy! Mặc dù mắc lỗi và sai xót nhiều, nhưng qua đó, tôi trút ra được kinh nghiệm cho mình.
Khổng Tử đã nói rằng, ông chỉ vén cho học trò mình ¼ bức màn, và ông chỉ dạy tiếp khi nào học trò của ông vén được ¾ bức màn còn lại! Thầy chỉ dạy cho chúng ta ¼ kiến thức thôi, muốn hiểu sâu tận gốc rễ của vấn đề thì bản thân ta phải tự tìm tòi học hỏi thêm. Học hỏi thêm từ sách vở, bàn bè đồng môn, từ những bậc tiền bối, từ những sự vật hiện tượng đang hằng ngày diễn ra trước mắt chúng ta…
Học hỏi luôn luôn là một phần thiết yếu của cuộc sống, không thể tách rời đối với từng cá nhân. Khác nhau là ở chỗ, mỗi người có một cách học khác nhau. Học từ nhà trường, từ gia đình, từ bạn bè, từ xã hội…Con người thì bao gồm hai phần. Phần hồn và phần xác. Để nuôi dưỡng thể xác thì chúng ta ăn cơm hằng ngày. Để nuối dưỡng tâm hồn thì chúng ta học tập từng giờ từng phút giây. Bạn không thể nhịn đói đúng không? Khi đói chúng ta thường kêu lên, và tự giác đi tìm thức ăn cho mình để thoả mãn cơn đói. Và việc học cũng cần phải như vậy! Học là tự giác, tự nguyện, học là ấm cho bản thân chúng ta chứ khẳng phải ai khác! Hãy lắng nghe tiếng nói của tâm hồn và cảm nhận chúng, xem chúng cần gì, và ta phải đáp ứng được nó để sống tốt, sống đẹp và có ý nghĩa!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét