Sau môt hồi lướt qua và lục soát lại cái trí nhớ cũ kỹ, cái hồi mà mình được điểm 6 môn cơ sở văn hóa Việt Nam, mình quyết định lấy hệ thống tư tưởng của Nho giáo làm chủ đạo trong đó phải kể đến Khổng Tử (ngũ kinh – thực chất là lục kinh), Tăng tử (Đại Học), các học trò của Mạnh Tử (Mạnh Tử), Tử Tư (Trung Dung), các học trò của Khổng Tử (Luận Ngữ) - Hơp thành tứ thư.
Xét về nội dung cơ bản của Nho giáo chúng ta sẽ đề cập đến những vấn đề sau:
Thứ nhất: Để tổ chức xã hội, điều cốt lõi là đào tạo cho được những người cai trị kiểu mẫu - người QUÂN TỬ (quân = cai trị; quân tử = người cai trị). Để trở thành người quân tử, trước hết phải TU THân. Có ba tiêu chuẩn chính:
1. Đạt “đạo”. Đạo là con đường, là những mối quan hệ mà con người phải biết cách ứng xử trong cuộc sống: Có 5 đạo: Vua tôi, cha con, vợ chồng, anh em, bè bạn (quân thần, phụ tử, phu phụ, huynh đệ, bằng hữu). Năm đạo đó gọi là ngũ luân (luân = thứ bậc, cư xử). Trong xã hội, cách ứng xử hợp lí hơn cả là trung dung (dung hòa ở giữa)
2. Đạt “đức”. Người quân tử, theo Khổng Tử, nếu có ba điều nhân – trí – dũng thì gọi là đạt đức. Về sau, Mạnh Tử cũng bỏ “dũng” mà thay bằng “lế, nghĩa” thành 4 đức: nhân, nghĩa, lễ, trí. Đến đời Hán thêm tín thành 5 đức gọi là ngũ thường.
3. Ngoài các tiêu chuẩn về “đạo” và “đức”, người quân tử còn phải biết thi-thư-lễ-nhạc. Khổng Tử nói rằng con người “hưng khởi tỏng long là nhờ học Thi, lập thân được là nhờ biết Lễ, thành công được là nhờ có Nhạc” (Luận Ngữ). Nói cách khác, ông đòi hỏi người cai trị không thể là dân võ biền, mà phải có một vốn văn hóa toàn diện.
Tu thân rồi, bổn phận của người quân tử là HÀNH ĐỘNG, phải tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Kim chỉ nam cho mọi hành động trong công việc cai trị là hai phương châm.
1. Phương châm thứ nhất là nhân trị. Nhân là tình người, nhân trị là cai trị bằng tình người, coi như bản thân mình. Sách Luận ngữ kể rằng khi học trò hỏi về Nhân, Khổng Tử đáp: “Yêu người”; còn khi hỏi thế nào là Nhân, ông trả lời: “Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác”, “Mình muốn lập thân thì phải giúp người khác lập thân, ình muốn thành đạt thì phải giúp người khác thành đạt”.
2. Phương châm thứ hai là chính danh. Chính danh tức là sự vật phải ứng với tên gọi, mỗi người phải làm đúng với chức phận của mình. Chính danh trong cai trị là phải làm sao để “vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con” (Luận Ngữ). “Nếu danh không thành thì lời nói không thuận. Lời nói không thuận tất việc chẳng thành” (Luận ngữ)
Mình rình bày sơ qua về hệ thống của Nho giáo và anh chị em có thể suy ngẫm kỹ hơn về hệ thống tư tưởng này, chúng ta sẽ đề cập đến hệ thống tư tưởng nho giáo và một dịp gần đây. ZẦU MAN!
1 nhận xét:
Tự đăng nhận xét cho nó lôi cuốn tí nèo his...hàng ế rồi!
Đăng nhận xét