Chúng ta hãy bắt đầu bằng âm nhạc và có lẽ cũng hợp lý khi đây cũng là nhân tố mở đầu cho những thông tin đầu vào của thính giác tạo ra các cảm giác tới trung tâm của não.
Theo trình tự của những kích thích đâu vào tạo ra cảm xúc, những yếu tố đầu vào thông qua các cơ quan cảm giác sẽ được đưa đến xử lý tại bộ não trung tâm, tại đây diễn ra các quá trình xử lý thông tin qua các luồng thông tin từ bộ nhớ lưu trữ và trung tâm tưởng tượng. Tiếp đến cảm xúc sẽ hình thành thông qua kinh nghiệm đối ứng và các quy luật về cảm xúc.
Vậy tư duy nằm ở đâu? Trước hết đi theo chu trình về quá trình với mở đầu bằng âm nhạc, tư duy là việc tạo ra các liên kết các phần tử trong bộ nhớ lưu trữ có chọn lọc và kích hoạt chúng. Quá trình tạo ra cảm xúc cũng là một quá trình tư duy nhưng không mang tính chất chọn lọc mà chỉ là “đối ứng” với kinh nghiệm. Bên cạnh đó quá trình đi từ cảm xúc đến tưởng tượng cũng là một quá trình tư duy, dựa vào cảm xúc hiện có, bộ não trung tâm sẽ so sánh và phân tích các giải pháp thông qua trung tâm tưởng tượng và lựa chọn ra giải pháp cho những hoạt động tạo ra cảm xúc tốt nhất. Đó là quá trinh tư duy.
Tiếp cận về góc độ người sáng tác nhạc và người phối khí
Tiếp cận với vấn đề từ góc độ từ tư duy đến âm nhạc, chúng ta có thể cảm nhận được qua các giai điệu, tiết tấu, âm điệu, âm sắc của nhạc khí,… của từng bản nhạc. Bắt nguồn từ cảm xúc, chúng ta sẽ hình thành chuỗi tư duy về việc hình thành một bản nhạc. Và cũng tùy vào từng loại cảm xúc (tác nhân gây ra cảm xúc) và mức độ cảm xúc tạo ra, nhạc sĩ sẽ dựa vào lối tư duy âm nhạc đã định sẵn và chính điều này tạo nên phong cách sáng tác nhạc cũng như thể loại nhạc sáng tác của từng nhạc sĩ. Có thể nói vai trò của tưởng tượng hết sức quan trọng trong quá trình kích thích xúc cảm mạnh hơn đồng thời cũng là một chuỗi các hình ảnh sự kiện được tạo ra thông qua tư duy.
Tiếp cận về góc độ người thể hiện âm nhạc
Cần phải tạo cho mình những cảm xúc cá nhân nhưng cũng phải thể hiện được cảm xúc chủ đạo của tác giả ẩn trong bài hát. Chúng ta có thể thấy được lối tư duy thông qua việc xử lý từng câu chữ trong bài hát, âm lượng của ca sĩ, âm vực, cũng như những hoạt động phi ngôn từ. Người ca sĩ sẽ được tiếp xúc với bản nhạc, tiếp đó là đến việc hình thành cảm xúc thông qua tưởng tượng.
Có thể đối với từng chủ thể, chúng ta có những đường đi khác nhau trong sơ đồ đã nêu trên. Nhưng nó cũng thể hiện được mỗi một quá trình là một phương thức tư duy khác nhau của những đối tượng khác nhau.
Sau đây là một vài định nghĩa tiêu biểu:
Tư duy là một hình thức hoạt động của hệ thần kinh thể hiện qua việc tạo ra các liên kết giữa các phần tử đã ghi nhớ được chọn lọc và kích thích chúng hoạt động để thực hiện sự nhận thức về thế giới xung quanh, định hướng cho hành vi phù hợp với môi trường sống. Tư duy là sự hoạt động, là sự vận động của vật chất, do đó tư duy không phải là vật chất. Tư duy cũng không phải là ý thức bởi ý thức là kết quả của quá trình vận động của vật chất.
Oatley và Jenkins định nghĩa cảm xúc như sau:
· 1-Một cảm xúc hình thành từ sự lượng định chủ định hay vô tình của một người đối với một sự kiện liên quan đến một sự việc (một mục đích) đáng quan tâm. Cảm xúc sẽ được cảm nhận một cách tích cực nếu điều quan tâm đó là một sự kiện thuận lợi và một cách tiêu cực nếu đó là một sự kiện mang tính ngăn trở.
· 2-Cốt lõi của một cảm xúc là sự sẵn sàng để hành động và thúc đẩy những dự định; một cảm xúc là tác nhân để bắt đầu một hay một số cách hành động nào đo.
· 3-Một cảm xúc thường được trải nghiệm như một hình thức phân biệt của trạng thái tinh thần, thường dẫn đến những hành động, phản ứng hay thay đổi của một con người.
Đi xa thêm một bước có tính khoa học nữa, điều kiện phải có để tạo thành một cảm xúc là một thay đổi từ bên trong hay bên ngoài não bộ.
Triết gia Gilbert Ryle miêu tả về cảm xúc:
Các cảm xúc được miêu tả như những nhiễu loạn trong giòng nhận thức mà người chủ của chúng không thể ghi nhận được - Miêu tả này nhấn mạnh như vậy.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét