Đã từng có người nhận xét rằng: "những người học âm nhạc hay chơi nhạc hay thì thường có đầu óc tư duy nhất tốt". Rõ ràng qua đây cho thấy có một mối liên hệ giữa tư duy với âm nhạc. Trong âm nhạc thì tưởng tượng là một nhân tố đóng vai trò tạo nên mối liên hệ kia về mặt hình tượng, còn cảm xúc cũng đóng vai trò như là nhân tố thúc đẩy hoạt động tư duy và tưởng tượng.
Tư duy: theo tiến sĩ tâm lý John Gray thì có 8 loại trí tuệ thông minh bao gồm:
1. Thông minh khoa bảng: (intellectual interlligence) loại này dùng cho những người học đâu hiểu đó. Thu nhập tài liệu và những chi tiết 1 cách nhanh chóng và được mọi người tán thưởng.
2.Thông minh tình cảm: (emotion intelligence) loại thông minh này dành cho những người bén về tình cảm trong cách cư xử và cảm nhận được và ý muốn và tình cảm của người khác.
3. Thông minh thể chất : (physical intelligence ) biết cách ăn uống giữ gìn sức khoẻ biết vận dụng và phối hợp các bắp thịt 1 cách khéo léo.
4. Thông minh sáng tạo : (creative intelligence) dành cho các nhà khoa học, sáng tác văn chương, nhạc sĩ và nhà vẽ kiểu mẫu. Người này có đầu óc tượng tưởng phong phú.
5. Thông minh nghệ thuật: (artistic intelligence) dành cho hoạ sĩ, hài hước ca sĩ, thi sĩ, và nhà thơ.
6.Thông minh thực tiễn: (common sense intelligence) biết cách giải quyết mọi vấn đề 1 cách thực tế và cụ thể.
7. Thông minh thiên tài: (genius intelligence) có tài giỏi rất đặc biệt xuất sắc hơn người nhưng kém trên mọi lãnh vực.
8. Thông minh trực giác: (intuitive intelligence) đọc ít nhưng hiểu nhiều họ rất bén nhảy và đón nhận ý được thầy cô và mọi người dối diện và hiểu được những điều ko nói.
Rõ ràng ta nhận thấy rằng âm nhạc và tư duy có mối liên hệ mật thiết với nhau. Người có khả năng âm nhạc chính là người có trí tuệ thông minh sáng tạo.
Sự tưởng tượng: Nghệ thuật là sự sáng tạo, muốn sáng tạo thì người nghệ sỹ phải có óc tưởng tượng phong phú, bởi bản thân hiện thực không đưa lại cho con người cái toàn vẹn, cái hoàn hảo trong các hình tượng nghệ thuật. Một hình tượng nghệ thuật muốn thể hiện sự tổng hợp và sự khái quát cao thì trong tư duy của người nghệ sỹ phải gắn liền với tưởng tượng và xúc cảm. Các nhà nghiên cứu cho rằng, tưởng tượng là cấu trúc hạt nhân cùng với xúc cảm tạo nên năng lực sáng tạo của người nghệ sỹ.
Theo Chu Quang Tiềm, tưởng tượng trong sáng tạo nghệ thuật là "căn cứ vào những ý tưởng có sẵn làm tài liệu, rồi cắt xén, gạt bỏ, chọn lọc, tổng hợp lại để thành một hình tượng mới". Như vậy, ông quan niệm "chỉ có tưởng tượng sáng tạo mới sản sinh ra nghệ thuật", tưởng tượng không thể tách rời khỏi các biểu tượng, mà biểu tượng là do kinh nghiệm thu thập được.
Nhấn mạnh đặc điểm của quá trình tưởng tượng sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật, P.A.Ruđich viết: "Đó là quá trình có cao trào cảm xúc đặc biệt và nó mang lại cho hoạt động sáng tạo của con người một tích chất hứng khởi, tức là một trạng thái mà con người dường như thoát lý, thăng hoa khỏi xung quanh" . Quan điểm này của Ruđich hoàn toàn thống nhất với quan điểm của các nhà Tâm lý học biện chứng, cho rằng không thể đem thứ tưởng tượng thông thường của tất cả mọi người để sáng tạo nghệ thuật mà phải là thứ tưởng tượng mang yếu tố cảm xúc.
M.A.Nauđrop trong tác phẩm "Tâm lý học sáng tạo văn học" cũng đã chia tưởng tượng sáng tạo của người nghệ sỹ thành 3 mức độ khác nhau:
- Tưởng tượng hoang đường: Đây có thể coi là giai đoạn thấp nhất trong hoạt động tưởng tượng của người nghệ sỹ. Ở mức độ này, khi tưởng tượng người nghệ sỹ thường thiên về những điều kỳ diệu, khác thường. Ông cho rằng, trong giai đoạn này, người nghệ sỹ đã rơi vào chủ nghĩa duy tâm, ngây thơ, tức họ chỉ dựa vào những mâu thuẫn mang tính chất bất thường, kỳ lạ giữa một bên là thế giới hiện thực với một bên là cuộc sống tưởng tượng bay bổng của người nghệ sỹ.
- Mức độ nhân cách hóa: Đây là giai đoạn người nghệ sỹ chuyển các đặc điểm về tinh thần và tâm trạng, chuyển tất cả những khát vọng hoang đường mà họ đã thực hiện ở giai đoạn trước vào hiện thực vào các vật thể vật chất (các loại hình nghệ thuật khác nhau: âm nhạc, hội hoạ, văn học...). Đây là hành động của một sự liên tưởng không lường trước và nhiều lúc bản thân người nghệ sỹ cũng không ý thức đựơc do các mối liên tưởng nào tạo nên. Và khả năng chuyển từ tưởng tượng sang tưởng tượng trong tác phẩm nghệ thuật thì chỉ có ở người nghệ sỹ mà thôi.
- Mức độ nhập thân: Tiền đề của sự nhập thân được tạo nên bởi các biểu tượng rõ ràng về những con người, những hoàn cảnh xuất thân... Đây chính là quá trình người nghệ sỹ tưởng tượng ra toàn bộ cuộc sống thực tại trong thế giới ảo về các hình tượng nhân vật mà họ sáng tạo nên. Khi nhập thân, người nghệ sỹ sẽ đặt mình vào chính đời sống của nhân vật, họ suy nghĩ, biểu cảm như nhân vật trong từng điều kiện, trường hợp cụ thể. Sự hoá thân càng cao, mức độ thành công của tác phẩm càng lớn. Điều kiện để tạo nên trạng thái nhập thân của người nghệ sỹ không nhất thiết là những cái họ đã trải qua trong cuộc sống mà đây thực chất là quá trình người nghệ sỹ tiếp nhận những tác động từ bên ngoài, dựa trên những kinh nghiệm đã có, họ sẽ suy nghĩ một cách sâu sắc, đầy đủ về nhân vật, chú ý tới những đặc điểm ngoại hình và nội tâm của nhân vật. Khi có đủ ba điều kiện này, trí tưởng tượng bắt đầu hoạt động và người hoạ sỹ sẽ hóa thân vào nhân vật của mình để sáng tạo.
Như vậy, cái đích cuối cùng trong tưởng tượng sáng tạo của người nghệ sỹ là tạo ra các hình tượng nghệ thuật, hay ở âm nhạc nó chính là các tác phẩm. Đó chính là hệ thống các lớp cảm xúc tiêu biểu trong xã hội, là nơi lưu giữ các xúc cảm thẩm mỹ và cũng là nơi truyền đạt những thông điệp thẩm mỹ. Chính nhờ có tưởng tượng và thông qua tưởng tượng mà toàn bộ các hình tượng nghệ thuật tồn tại trong các tác phẩm đã đạt đến trình độ của sự tưởng tượng khái quát, tạo nên cái riêng, cái độc đáo của từng nhân cách sáng tạo và mang tính khác lạ so với thế giới hiện thực.
Cảm xúc: Cảm xúc là một cấu tạo tâm lý xuất hiện thường xuyên trong cuộc sống của người nghệ sỹ. Có thể nói rằng, khi tiếp nhận thế giới hiện thực, song song với quá trình nhận thức (tri giác) thì cảm xúc của người nghệ sỹ cũng được trải nghiệm. Chính vì có sự trải nghiệm này mà người nghệ sỹ luôn luôn có sự đam mê, có những khát vọng cháy bỏng tạo nên động lực bên trong, thôi thúc họ thể hiện vào trong tác phẩm của mình.
Cảm xúc sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sỹ là cảm xúc được hoà nhập với óc tưởng tượng sáng tạo, trong cảm xúc có tưởng tượng, trong tưởng tượng có cảm xúc. Chính vì vậy, Cảm xúc trong hình tượng nghệ thuật bao giờ cũng vượt lên những xúc cảm của đời thường, sự mãnh liệt hay u uất của nó cũng được bộc lộ ở các cung bậc cảm xúc khác với cung bậc của người thường.
Tóm lại, tư duy, tưởng tượng và cảm xúc luôn phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc tổ chức các khâu cơ bản của quá trình sáng tạo âm nhạc. Một nhà văn Pháp Guy de Moupassant đã nói: " Cảm xúc do nhận thức (tri giác) tạo nên thông qua tưởng tượng, muốn tưởng tượng đúng đòi hỏi người nghệ sỹ phải có vốn sống. Muốn vậy, phải tiếp cận thường xuyên và trực tiếp với cuộc sống của con người".
(bài nài em có post chèn thêm khá nhiều, vì thấy nó khá hay, không muốn cắt nên bài viết hơi dài một chút ạk^_^)
1 nhận xét:
Streak bettors’ objective is to experience an extended profitable streak to 우리카지노가입 massive profits. If long streaks don’t come, at least of|no less than} you’re on low house-edge bets all finest way|the method in which}. World Gaming journal retains you up date with ideas, recommendations and nice articles on all of the games you love to play.
Đăng nhận xét