Lý thuyết Tư Duy Hệ Thống là một trong năm thành tố của Lý thuyết Tổ Chức Học Tập. Tư Duy Hệ Thống cho phép chúng ta hiểu rõ được cấu trúc xã hội rồi cải thiện chúng bằng những nguyên lý kỹ thuật theo đúng cách mà chúng ta từng làm sáng tỏ và đạt sự hiểu biết về các hệ thống cơ học. Phương pháp Tư Duy Hệ Thống Tư Duy Hệ Thống về cơ bản khác với các phương pháp phân tích truyền thống. Phân tích truyền thống tập trung vào kỹ thuật tách đối tượng nghiên cứu ra thành từng phần riêng biệt; thực tế, nghĩa từ "phân tích" bắt nguồn từ nghĩa gốc là "chẻ nhỏ các thành tố". Trái lại, Tư Duy Hệ Thống đặt trọng tâm nghiên cứu về cách thức một đối tượng tương tác với các đối tượng khác trong hệ thống nơi nó hiện hữu. Hệ thống được xem là một tập hợp các thành phần tác động lẫn nhau để tạo ra một thuộc tính hoạt động chung. Điều này có nghĩa, thay vì tách hệ thống nghiên cứu càng nhỏ càng tốt, Tư Duy Hệ Thống phát triển phủ tầm đối tượng để tìm hiểu các mối quan hệ rộng hơn, xem mọi quan hệ như một vấn đề liên quan chung cần nghiên cứu. Từ cách đó, đôi lúc đã cho ra những kết luận khác biệt, ấn tượng hơn những nghiên cứu theo lối phân tích thông thường, đặc biệt khi đối tượng cần nghiên cứu là một phức hợp năng động, hoặc nhận nhiều phản hồi từ những đối tượng khác, cả bên trong lẫn bên ngoài. Đặc tính trên của Tư Duy Hệ Thống giúp nó hết sức hiệu quả đối với hầu hết các vấn đề khó khăn cần giải quyết như: các công việc có mối quan hệ phức tạp, công việc bị phụ thuộc nhiều vào quá khứ hay vào các hoạt động của những đối tượng khác, cũng như những việc bắt nguồn từ sự điều phối không hiệu quả giữa các thành viên liên quan. Điển hình, Tư Duy Hệ Thống đã chứng tỏ giá trị của nó trong các lĩnh vực: Những vấn đề phức tạp – đòi hỏi những người trong cuộc thấy được toàn cảnh, chứ không phải một phần của bức tranh đó, sửa chữa lại những vấn đề, hoặc sự cố đang trở nên tồi tệ hơn, do những nỗ lực trước đây từng mong điều chỉnh chúng, công việc mà hoạt động của nó ảnh hưởng đến (hay bị ảnh hưởng bởi) môi trường xung quanh, có thể là môi trường tự nhiên, cũng có thể là môi trường cạnh tranh, các sự cố đang có giải pháp không rõ ràng. Tiếp cận phương pháp Tư Duy Hệ Thống.
Một ví dụ mô tả sự khác biệt giữa quan điểm Tư Duy Hệ Thống và quan điểm của các hình thức phân tích truyền thống là phương pháp làm giảm tác động có hại đến mùa màng của côn trùng. Khi một côn trùng tấn công cây trồng, thông thuờng ta sẽ xịt lên cây trồng thuốc trừ sâu được sản xuất để diệt loại côn trùng đó. Không tính đến hiệu quả giới hạn của một vài loại thuốc trừ sâu, cũng như việc gây ô nhiễm đất và nguồn nước, cứ cho rằng có một loại thuốc hoàn hảo có thể diệt tất cả côn trùng, đồng thời không gây ô nhiễm không khí, nước và đất trồng. Như vậy, dường như việc sử dụng thuốc trừ sâu hoàn hảo này sẽ đảm bảo người nông dân hoặc nông trường có vụ mùa tốt hơn? Như vậy có thể hiểu như sau: "Số lượng thuốc trừ sâu sử dụng thay đổi sẽ làm số lượng côn trùng có hại thay đổi theo hướng ngược lại." "Khi số lượng thuốc trừ sâu tăng lên, số lượng côn trùng phá hoại mùa màng sẽ giảm." Theo lô-gich như vậy, ta có thể nói càng sử dụng nhiều thuốc trừ sâu, càng giảm thiểu số lượng loại côn trùng tấn công cây trồng, và sẽ giảm tổng số mùa màng bị phá hoại. Điều hấp dẫn rõ ràng là diệt hết côn trùng ăn cây trồng sẽ giải quyết được vấn đề; tuy nhiên đó không là trường hợp xảy ra. Trước mắt, vấn đề mùa màng hư hại bởi côn trùng thường trở nên tốt hơn – trong thời gian ngắn. Rủi thay, viễn cảnh như thế chỉ thể hiện một phần của bức tranh. Hiện tượng thường xảy ra là trong vài năm kế tiếp, mùa màng còn bị phá hoại tồi tệ hơn, và loại thuốc trừ sâu trước đây từng được xem là rất hiệu quả, nay đã không còn tác dụng nữa. Điều này xảy ra là vì loại côn trùng ăn cây trồng đang kiềm giữ số lượng của một loại côn trùng khác – hoặc là mồi hoặc là đối thủ cạnh tranh môi trường sống. Khi thuốc trừ sâu diệt được hết loại côn trùng ăn hoa màu này, đồng thời thuốc cũng triệt tiêu sự kiểm soát của côn trùng đó lên số lượng côn trùng khác. Và khi dân số của công trùng sau bùng phát, chúng gây nhiều hậu quả hơn loại côn trùng đã bị thuốc trừ sâu tận diệt. Nói cách khác, phương pháp mong muốn giải quyết vấn đề thực tế lại làm cho tình hình tệ hơn, bởi những tác dụng phụ không liệu định trước đã làm thay đổi hệ thống, và cuối cùng chỉ khiến sự việc thêm trầm trọng. Trên thực tế, các cuộc nghiên cứu cho kết quả là phần lớn trong số 25 côn trùng đang được quan tâm gây tổn thất nhiều nhất cho mùa màng mỗi năm, thường bắt đẩu bởi chính xác từ vòng xoay như trên. Vì thế, mặc dầu hiệu quả ngắn hạn của việc sử dụng thuốc trừ sâu là chính xác theo mong đợi, nhưng với mục tiêu dài hạn, hiệu quả hoàn toàn khác hẳn. Với hình ảnh hệ thống như vậy trong tâm trí, những hành động tốt hơn hướng đến kết quả dài hạn sẽ được phát triển, chẳng hạn phương pháp Quản lý Côn trùng Tổng hợp, trong đó có cả kiểm soát số lượng côn trùng có hại bằng cách phát triển những loài ăn côn trùng trong khu vực đó. Những giải pháp này đã chứng tỏ tính hiệu quả trong các cuộc thử nghiệm tại MIT, Học viện Khoa học Quốc gia v.v… đồng thời cũng tránh được các rủi ro ô nhiễm nguồn nuớc và cây trồng. Quan điểm mở rộng của Tư Duy Hệ Thống – giúp có những hiểu biết cần thiết cho các giải pháp dài hạn – cũng chứng tỏ tác dụng với những công ty đang gặp khó khăn về kinh doanh hay về tổ chức quản lý. Có nơi, dường như họ, rất có kinh nghiệm, làm mọi chuyện đúng theo nguyên tắc xử lý những vấn đề của quan hệ khách hàng, họ có một đội ngũ nhân viên tài năng cùng làm việc, họ sử dụng tiến trình từng được sử dụng thành công nhiều lần trong quá khứ, và họ cũng tiếp cận được khách hàng để thu thập phản hồi về những kiến nghị sửa chữa tình thế. Tuy nhiên, họ gặp khó khăn để tiếp cận cái nhìn toàn cảnh về cách thức có thể nhận ra những việc làm trước, mà đây từng là nguyên nhân cho những sự cố đang mắc phải. Bằng việc nhìn thấy toàn bộ bức tranh, nhóm làm việc đã có thể tư duy và suy luận những khả năng mới mà họ không bắt kịp trước đây – dù với nỗ lực cao nhất.
Tư duy Hệ Thống có khả năng giúp nhóm làm việc tạo ra những hiểu biết sâu sắc nếu chúng được ứng dụng khéo léo vào những vấn đề thích hợp. Phương pháp tốt hơn đối phó với những vấn đề khó khăn nhất của chúng ta. Quá nhiều vấn đề quan trọng phiền nhiễu chúng ta ngày nay chứa đựng các yếu tố phức tạp, liên quan đến nhiều đối tượng, hay ít nhất cũng là một phần giải pháp của chúng ta trong quá khứ nhằm giảm nhẹ mức độ của vấn đề đó. Đương đầu với những vấn đề như thế là cực kỳ khó khăn, trong khi kết quả của những phương pháp truyền thống thường nghèo nàn, đủ để làm nản lòng chúng ta về một triển vọng có giải pháp thực thụ. Một trong những lợi ích chính của Tư Duy Hệ Thống là khả năng đối phó hiệu quả với chỉ những loại sự việc như thế. Nó có thể nâng tư duy chúng ta lên cấp độ có thề: giúp chúng ta tạo được kết quả chúng ta muốn, giúp những cá nhân hay tổ chức, ngay trong những tình huống nan giải đầy phức tạp, với vô vàn các quan hệ chằng chịt, cũng như giúp giải quyết các tình huống còn thiếu vắng hoặc có những đáp án tức thời không hiệu quả.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét