Tư duy hệ thống là gì?
Để trả lời cho câu hỏi đó cần phải biết hệ thống là gì? Hệ thống bao gồm tất cả các sự vật, hiện tượng tồn tại vừa độc lập lại vừa có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, đó chính là sự liên kết. Tư duy theo kiểu truyền thống trước kia hay đa số mà ta vẫn dùng là kiểu tư duy tĩnh, theo kiểu nhân quả, chỉ dựa vào thông tin một chiều, mỗi nguyên nhân độc lập với các nguyên nhân khác. Ngược lại tư duy hệ thống là tư duy động, nhìn vấn đề theo kiểu mẫu, theo vòng lặp, tập trung vào nguyên nhân như là một quá trình chứ không phải như sự kiện chỉ xảy ra một lần mà có tính lặp, nguyên nhân - kết quả kết quả đó lại ảnh hưởng trở lại với nguyên nhân và chính các nguyên nhân lại ảnh hưởng tới nhau.
Tư duy hệ thống là phương pháp tư duy hướng đến mở rộng tầm nhìn để hiểu mối liên hệ tồn tại giữa mọi sự vật, nhận thức được nguyên nhân sâu xa ẩn dưới bề nổi của những hiện tượng tưởng chừng như riêng rẽ. Trong những hệ thống phức tạp như xã hội con người, nhân và quả không "nhãn tiền" mà thường cách xa nhau trong thời gian và không gian. Do đó có lúc ta dễ tạo ra cái lợi trước mắt mà khó thấy được tác hại lâu dài về sau. Tư duy hệ thống giúp ta thấy bức tranh chính xác hơn của hiện thực được nhìn từ nhiều góc độ, khuyến khích ta suy nghĩ sâu sắc hơn về vấn đề và đưa ra những giải pháp với tầm nhìn xa rộng và bền vững. Vì vậy, nó đặc biệt cần thiết cho những người làm lãnh đạo.
Khi đã biết tác dụng của tư duy hệ thống, ta cũng cần phải biết cách áp dụng và thực hành sao cho có hiệu quả, nhằm khi gặp một vấn đề ta sẽ biết các giải quyết phù hợp. Tư duy hệ thống là:
- Tư duy môi trường – bối cảnh (environmental thinking, contextual thinking), tư duy toàn thể (holistic thinking), mở rộng sự thấu hiểu về các liên kết tồn tại giữa các hiện tượng, giữa sự vật với môi trường. Để hiểu một sự vật thấu đáo, ta không chỉ chú tâm vào chi tiết mà còn phải cân nhắc đến bối cảnh xung quanh nó.
- Tư duy mạng lưới (network thinking), chú trọng vào mối quan hệ giữa các sự vật hơn là từng vật thể riêng lẻ, khuyến khích tương tác linh động giữa các cấp bậc trong hệ thống.
- Tư duy tiến trình (process thinking), hiểu rằng muốn thay đổi kết quả, trước hết phải thay đổi tiến trình dẫn đến kết quả, khuyến khích cách quản lý tập trung vào tiến trình hơn là thành quả (liên hệ đến giáo dục, cách đánh giá học sinh qua quá trình học hơn chỉ là điểm số của bài thi cuối cùng).
- Tư duy hồi quy (backward thinking), kiểm tra giả thuyết, đặt ra những câu hỏi hồi tiếp để đi đến tận cùng vấn đề, đây là công cụ bổ túc cho dự đoán (foresight). Đặt ra kế hoạch dựa trên tầm nhìn lý tưởng tốt nhất về tương lai (không giới hạn khả năng của mình). Từ đó, suy nghĩ ngược lại để xác định những phương thức có tiềm năng dẫn đến kết quả mong muốn đó. Chọn giải pháp thích hợp nhất và tối ưu hóa tất cả những bộ phận, mối quan hệ trong hệ thống theo đó. Chưa dừng lại ở đây, với những thay đổi mới, vòng lặp sẽ tiếp tục được lập lại để kiểm tra, điều chỉnh theo những phản hồi từ hệ thống.
Và có điều rất hay là khi ta áp dụng thành thục về các tư duy hệ thống, ta sẽ nâng tầm hiểu biết của chính bản thân, nhìn sự vật hiện tượng với nhiều góc cạnh, tiếp nhận các ý kiến của người khác cũng mang tính khách quan hơn. Tư duy hệ thống giống như nhìn thấy rừng chứ không phải chỉ nhìn từng cây trong khu rừng đó.
Tầm nhìn hệ thống bắt đầu khi bạn nhìn thế giới qua con mắt của người khác.
Ale team - Shine together
----------------------
Nick: sao_dem958
Phone: 01682313936
1 nhận xét:
Sau khi học buổi tư duy hệ thống và tư duy tổng thể thì phần bài làm đó có hơi khác... huhu, loạn xì ngầu!!!
Đăng nhận xét