ALE - Teamwork - Teambuilding - BigGame
Địa chỉ: Số 99A, Ngõ 1194 đường Láng - Đống Đa - Hà Nội
Điện thoại: +84 904 48 4774 - Mail: ducdq@aleteam.com
Tư vấn nội dung, phát triển kịch bản Bộ phận chăm sóc khách hàng - Thông tin của ALE Bộ phận chăm sóc khách hàng - Thông tin của ALE

Tư duy hệ thống - tổng thể ^_^Hanhcute^_^

Đặc điểm của tư duy tổng thể - hệ thống

1. Đặc điểm chủ yếu của tư duy tổng thể - hệ thống là ở cách nhìn toàn thể và do cách nhìn này mà thấy được những thuộc tính trồi của hệ thống. Các thuộc tính trồi là của toàn thể mà từng thành phần trong hệ không thể có. Tình yêu, hạnh phúc, thành đạt... là những thuộc tính của một con người trong toàn thể, chứ không thể là của một bộ phận nào trong con người đó. Cũng vậy, dân chủ, bình đẳng... là thuộc tính của một xã hội, chứ không thể là thuộc tính của từng con người trong xã hội đó.

2. Hợp trội là sản phẩm của tương tác, qua tương tác mà có cộng hưởng tạo nên những giá trị cao hơn tổng gộp đơn giản các giá trị của các thành phần. Đồng thời trong tiến hoá, tính chất hợp trội đó của hệ thống cũng làm tăng thêm phẩm chất của các thành phần.

3. Trong các hệ thống thực tế, có nhiều loại tương tác khác nhau. Có những tương tác qua trao đổi vật chất và năng lượng như trong các hệ vật lý, có những tương tác chủ yếu là qua trao đổi thông tin (và tri thức) như trong các hệ văn hoá xã hội; các tương tác phải được mô tả bằng một thứ ngôn ngữ nào đó, như các mô hình toán học, mô hình lôgíc, mô hình thông tin và điều khiển học (với các quan hệ vào ra và các vòng phản hồi), mô hình văn hoá xã hội (với các quan hệ định tính).... Hệ thống có các tương tác bên trong nhưng khác với các hệ kín thường được xem đến trong cơ học và vật lý, các hệ thống thực tế trong sinh học, sinh thái, kinh tế và xã hội hầu hết là các hệ mở, nghĩa là có các tương tác với bên ngoài và với môi trường. Hành vi của một hệ mở chỉ có thể hiểu trong bối cảnh các tương tác với môi trường đó.

4. Tính có mục đích cũng là một đặc điểm rất quan trọng của các hệ thống phức tạp. Có mục tiêu, chứ không phải có mục tiêu biết trước, được xác định từ đầu. Có thể có một mục tiêu mà cũng có thể có nhiều mục tiêu đồng thời. Ta phải thường xuyên nghiên cứu tại sao đối tác làm những việc họ làm, họ thích những cái họ thích, từ đó cảm nhận được mục tiêu của họ trong môi trường rồi tuỳ đó mà xác định các giải pháp thích nghi cho mình. Các lý thuyết điều khiển tối ưu, lý thuyết trò chơi... thích hợp cho một số lớp các hệ có mục tiêu khá đơn giản; ngày nay, "điều khiển" trong các hệ thích nghi phức tạp với nhiều tác tử (agents) là một vấn đề rất khó và rất cần nhiều cách tiếp cận mới để nghiên cứu.

5. Tính đa chiều là một đặc điểm cốt yếu của tư duy tổng thể-hệ thống. Trong thế giới chúng ta đang sống, trong các hệ thống của tự nhiên và xã hội luôn luôn tồn tại những khuynh hướng đối lập nhau, những xu hướng trái ngược nhau có những đối lập dẫn đến đối kháng cực đoan đòi hỏi một mất một còn, nhưng đó không phải là phổ biến, mà phổ biến là các khuynh hướng đối lập không loại trừ nhau, chung sống và tương tác với nhau bằng đấu tranh và thoả hiệp, tạo nên một quan hệ bổ sung, một trạng thái mới với những chất lượng mới cho phát triển. Theo nhà điều khiển học Russell L. Ackoff, "Các phần không chấp nhận được riêng rẽ có thể tạo nên một toàn thể chấp nhận được". Chẳng hạn, riêng kỷ luật hay riêng tự do không tạo thành một xã hội tốt, nhưng trong một xã hội lành mạnh, vừa có kỷ luật, vừa có tự do. Tất nhiên đa chiều không nhất thiết là có đối lập. Đa chiều là có nhiều cái khác nhau, nhiều cách nhìn, cách hiểu khác nhau về một đối tượng. Quan điểm đa chiều trong tư duy hệ thống còn là sự cố gắng phát hiện cái giống nhau, trong những cái khác nhau, và cái khác nhau trong những cái giống nhau. Tìm cái giống nhau trong những cái khác nhau là khoa học, hướng tới cái phổ biến, cái có tính quy luật; tìm cái khác nhau trong những cái giống nhau là nghệ thuật; hướng tới những phong cách riêng, sắc thái riêng của cảm thụ. Cả hai đều cần thiết và bổ sung cho nhau để sáng tạo nên những chất lượng phong phú mới. Đa chiều cũng là một cách nhìn nhiều mặt, nhiều cấp độ khi tìm hiểu các hệ thống.

6. Phép biện chứng và tư duy tổng thể-hệ thống nói rõ các hệ thống không chỉ có các thuộc tính đối lập cùng tồn tại mà các mặt đối lập còn có tương tác, chuyển hoá với nhau, sáng tạo nên những chất lượng cao hơn trong quá trình phát triển.

7. Tính phi tuyến là phổ biến đối với các hệ thống phức tạp. Chính do tính phi tuyến mà hành vi của hệ thống có thể có những bất thường, phụ thuộc nhạy cảm vào những đổi thay rất bé của các điều kiện ban đầu, từ ổn định chuyển sang bất ổn định, từ trật tự chuyển sang phi trật tự và hỗn độn, thậm chí thể có những bước nhảy đột biến không tiên đoán được đến một trật tự mới có tính tổ chức cao hơn. Trong cân bằng và ổn định thì ta có thể tiên đoán và lập kế hoạch, còn ở đây, có thể dự phòng chứ không thể tiên đoán chính xác và lập kế hoạch trước, ta phải chuẩn bị ứng phó và xử trí một cách linh hoạt, thích nghi với những diễn biến cụ thể chưa biết, chưa từng gặp, tình hình bất định và bất ổn.

Tư duy hệ thống:

Tư duy hệ thống là nghệ thuật nhìn một khu rừng và phân biệt từng cây
Tư duy hệ thống là cái nhìn toàn diện về một vấn đề với nhiều góc độ khác nhau
Tư duy hệ thống là khả năng nhận biết được các mối liên hệ về mặt không gian ( Trong và ngoài ) các mối liên hệ về mặt thời gian ( quá khứ, hiện tại, tương lai )

Tư duy tổng thể

Mũ trắng - biểu hiện cho thông tin.

Mũ đỏ - biểu hiện cho cảm xúc.

Mũ vàng - biểu hiện cho giá trị lợi ích.

Mũ đen - biểu hiện cho nguy cơ.

Mũ lục - biểu hiện cho giải pháp.

Mũ lam = biểu hiện cho cái nhìn tổng thể.

è Nói chuyện với những người tư duy theo mũ trắng thì thường khô khan.

Nói chuyện với những người tư duy theo mũ đỏ thì thường uỷ mị yếu đuối.

Nói chuyện với những người tư duy theo mũ vàng thì cứ như mình lạc vào mê cung.

Nói chuyện với những người tư duy theo mũ đen thường khó chịu vì họ thường nói về nguy cơ và thường phê phán và chỉ trích.

Nói chuyện với những người tư duy theo mũ lục thì mình thường hay dựa dẫm vào họ vì họ thường cho mình giải pháp.

Nói chuyện với người tư duy mũ lam thì thường rất thích thú vì họ thường giúp ta nhìn vấn đề ở nhiều khía cạnh.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
ALE - BigGame - Teamwork - Teambuilding - Trò chơi lớn - Trò chơi kỹ năng © 2008-2009 | Số 99A ngõ 1194 đường Láng - Đống Đa - Hà Nội | +84 904 48 4774 | info@aleteam.com
Power by ThángTư.Net