nguồn: tapchiquanly.com
Tư duy hệ thống là phương pháp tư duy hướng đến mở rộng tầm nhìn để hiểumối liên hệ tồn tại giữa mọi sự vật, nhận thức được nguyên nhân sâu xaẩn dưới bề nổi của những hiện tượng tưởng chừng như riêng rẽ. Trongnhững hệ thống phức tạp như xã hội con người, nhân và quả không "nhãntiền" mà thường cách xa nhau trong thời gian và không gian. Do đó có lúc ta dễ tạo ra cái lợi trước mắt mà khó thấy được tác hại lâu dài vềsau. Tư duy hệ thống giúp ta thấy bức tranh chính xác hơn của hiện thựcđược nhìn từ nhiều góc độ, khuyến khích ta suy nghĩ sâu sắc hơn về vấnđề và đưa ra những giải pháp với tầm nhìn xa rộng và bền vững. Vì vậy,nó đặc biệt cần thiết cho những người làm lãnh đạo, nhất là khi phảiđưa ra những quyết định, sách lược quan trọng.
Phương pháp tư duy thông thường là tư duy tĩnh,tuyến tính, tập trung vào sự kiện, kết quả, xem Nhân-Quả là một chiều và mỗi nguyên nhân độc lập với các nguyên nhân khác. Trong khi đó, tư duy hệ thống là tư duy động - nhìn vấn đề dựa trên những kiểu mẫu hành xử (pattern of behaviour) theo thời gian, phi tuyến (tư duy vòng lặp),tập trung vào nguyên nhân, xem nguyên nhân như một quá trình chứ không chỉ là sự kiện chỉ xảy ra một lần, với kết quả phản hồi ảnh hưởng trởlại nguyên nhân và những nguyên nhân ảnh hưởng lẫn nhau.
Tóm lại, tư duy hệ thống là:
- Tư duy môi trường - bối cảnh (environmentalthinking, contextual thinking), tư duy toàn thể (holistic thinking), mở rộng sự thấu hiểu về các liên kết tồn tại giữa các hiện tượng, giữa sự vật với môi trường. Để hiểu một sự vật thấu đáo, ta không chỉ chú tâm vào chi tiết mà còn phải cân nhắc đến bối cảnh xung quanh nó.
- Tư duy mạng lưới (network thinking), chú trọng vào mối quan hệ giữa các sự vật hơn là từng vật thể riêng lẻ, khuyến khích tương tác linh động giữa các cấp bậc trong hệ thống.
- Tư duy tiến trình (process thinking), hiểu rằng muốn thay đổi kết quả, trước hết phải thay đổi tiến trình dẫn đến kết quả, khuyến khích cách quản lý tập trung vào tiến trình hơn là thành quả (liên hệ đến giáo dục, cách đánh giá học sinh qua quá trình học hơn chỉ là điểm số của bài thi cuối cùng).
- Tư duy hồi quy (backward thinking), kiểm tra giả thuyết, đặt ra những câu hỏi hồi tiếp để đi đến tận cùng vấn đề, đây là công cụ bổ túc cho dự đoán (foresight). Đặt ra kế hoạch dựa trên tầm nhìn lý tưởng tốt nhất về tương lai (không giới hạn khả năng của mình).Từ đó, suy nghĩ ngược lại để xác định những phương thức có tiềm năngdẫn đến kết quả mong muốn đó. Chọn giải pháp thích hợp nhất và tối ưu hóa tất cả những bộ phận, mối quan hệ trong hệ thống theo đó. Chưa dừng lại ở đây, với những thay đổi mới, vòng lặp sẽ tiếp tục được lập lại đểkiểm tra, điều chỉnh theo những phản hồi từ hệ thống.
Tư duy hệ thống khuyến khích chúng ta thấy rừng chứ không chỉ từng cái cây, "see the forest for the trees". Đứng trongrừng, ta chỉ thấy cây, muốn thấy cả khu rừng ta cần góc nhìn bao quát như từ trên cao xuống. Tương tự, những vấn đề rắc rối mà ta đang mắc kẹt nhiều khi không thể giải quyết bằng chính lối tư duy đã gây ra nó.Những lúc như vậy, ta cứ thư giãn, tĩnh lặng cho tiềm thức hành động,để tư duy của chúng ta được tự do sáng tạo, thoát khỏi lối mòn cũ.
Chúng ta thường dính mắc vào chi tiết, mà quên đi cái toàn thể. Như câu chuyện những thầy bói mù xem voi, người sờ taivoi thì bảo con voi giống như cái quạt, người sờ chân voi bảo nó giốngnhư cột nhà… Nhưng hai nửa con voi không phải là một con voi, một hệ thống sống không chỉ gồm tổng thể các bộ phận của nó. Mỗi hệ thống là một toàn thể thống nhất.
Tầm nhìn hệ thống về cuộc sống nhìn thế giới qua cácmối liên quan tương tác, kết nối lẫn nhau của mọi hiện tượng vật lý,sinh học, tâm lý xã hội, văn hóa. Phân tích – chia chẻ và tổng hợp là hai cách tiếp cận bổ túc, khi được sử dụng trong cân bằng chừng mực, sẽ giúp ta có được tri kiến sâu sắc hơn về hiện thực.
"Tầm nhìn hệ thống bắt đầu khi bạn nhìn thế giới qua con mắt của người khác".
Có một điều thú vị là, càng nhìn cuộc sống qua cái nhìn hệ thống, càng mở rộng tầm hiểu biết bao nhiêu, chúng ta sẽ càng thấy mình trở nên khiêm tốn, thân thiện, dễ thích ứng, biết cảm thông,biết tôn trọng sự đa dạng, những ý kiến trái chiều, biết lắng nghe với tinh thần đón nhận cởi mở, khuyến khích mà không "phán xét". Đây lànhững điều đã được nghiên cứu trong "Trí Khôn Hệ Thống" – SystemsIntelligence, ngành học ứng dụng phương pháp tư duy hệ thống vào những hành xử đời sống hàng ngày.
1 nhà lãnh đạo xuất chúng sẽ cần có tư duy hệ thống mạnh cả 4 kiểu nhưng trong 4 kiểu tư duy hệ thống kể trên, theo mình cơ bản hơn cả là tiến trình! Điều này giúp 1 nhà quản lý "làm đúng", khà năng tư duy mạng luới và môi trường bối cảnh giúp cho NQL hiểu rõ thêm về các yếu tố bên trong và bên ngoài, còn tư duy hồi quy và cộng thêm mạng lưới, MT-BC sẽ tạo nên tầm nhìn!
Tư duy tổng thể là cách nhìn sự vật 1 cách tổng quát. Quan sát và cảm nhận toàn bộ sự việc ngay cả những khâu không liên quan trực tiếp. Ví dụ : trong 1 chương trình, bạn chỉ là MC, nhưng bạn vẫn biết công việc của những người khác và họ sẽ trải nghiệm thay bạn.
Thế nào tư duy tổng thể: Tư duy = Năng lực = Cảm giác = Kỹ năng = Tâm lý
Tác giả đưa ba cách tiếp cận tư duy tổng thể bằng ngũ giác quan, tám năng lực tư duy, và tư duy sáu chiều.
Ở cách tiếp cận thứ nhất, anh Hoàng có nhắc đến cấu tạo của não bộ và các "giác quan" đi liền với các cơ quan cảm giác (gồm thị giác, thính giác, vị giác. Tác giả không nhắc tới khứu giác và xúc giác trong năm giác quan cơ bản). Tôi đặt câu hỏi ở đây, "tư duy" và "giác quan" giống, khác nhau như thế nào, hay có mối quan hệ như thế nào?
Thứ hai, tác giả giới thiệu hệ thống tám "năng lực tư duy" mà thiếu các giải thích cơ bản về khái niệm. Ở đây, tôi đặt câu hỏi về nội hàm và ngoại diên, và mối liên hệ giữa các khái niệm "năng lực" và "tư duy". Việc sử dụng cụm từ "năng lực", theo cách sử dụng của tác giả, có hàm ý về "tài năng", "năng khiếu" hay những khả năng đặc biệt hay "siêu năng" hơn là khía cạnh "tư duy". Sau đó, một loạt các khái niệm được đưa ra "năng lực ngôn ngữ", "năng lực biểu diễn", "năng lực tương tác", "năng lực nội tâm", "năng lực thiên nhiên" nghe hết sức "kêu". Ở cách tiếp cận này, dường như khái niệm "tư duy" và "cảm giác", "năng lực", "kỹ năng" và kỳ khôi hơn, "tâm lý" lại được dùng lẫn lộn nhau[1]. Tám năng lực, Tám Tư duy, sau đó biến thành Tám Kỹ năng. "Năng lực nội tâm", "năng lực thị giác", "năng lực biểu diễn" gắn liền với các môn khoa học, các ngành khoa học… Cách hiểu trên khiến cho tư duy vừa "siêu nhiên" như những khả năng đặc biệt, vừa đơn giản kiểu "kỹ năng". Cách hiểu thứ nhất khiến cho mọi người nhầm tưởng là các nhà khoa học trong lĩnh vực Triết học, Thần học, Phân tâm học, Sinh học, Môi trường học và Y học,… có những khả năng, có những năng lực siêu nhiên nào đó đặc biệt. Hoặc để có những năng lực tư duy nào đó, cần phải có những sự rèn luyện giống như các võ sư luyện tập nội công và các loại kiếm pháp, đao pháp, thương pháp... Kiểu tư duy này làm lu mờ và biến dạng đi vai trò của khoa học xã hội vốn là khoa học về phương pháp tư duy. Ở đây, tôi nghi ngờ anh Hoàng có tham khảo các nguồn tài liệu nước ngoài và hiểu không chính xác, hoặc không dịch không chuẩn. Ở khía cạnh thứ hai, "tư duy" = "kỹ năng" sẽ được bàn ở phần sau.
Chỗ này một chú thích nho nhỏ: Tư duy trải nghiệm của Edison là phương pháp "thử - sai" (trials and errors) để tìm đến tri thức khoa học; Einstein là một nhà vật lý lỗi lạc, thì ông nổi bật với "năng lực thiên nhiên", sao lại nhắc đến "tư duy nhạc điệu" và "tư duy nội tâm" tốt. Ở đây có lẽ anh Hoàng cần giải thích rõ "tư duy" và "phương pháp khoa học" có liên quan như thế nào?
Ở đây, tôi không bình luận thêm nhiều chỉ xin nhắc lại bạn đọc về con đường tư duy mà Karl Marx đã chỉ ra: từ "Trực quan Sinh động" đến "Tư duy Trừu tượng" và một cách hiểu về các khái niệm cơ bản. Trực quan sinh động là quá trình con người cảm nhận thế giới bên ngoài qua các cơ quan cảm giác hình thành những thông tin (hình thù, màu sắc, mùi vị v.v... ). Cảm giác của mỗi người đối với mỗi hiện tượng, sự vật có thể rất khác nhau. Quá trình Tư duy bắt đầu khi những thông tin đó được xử lý trong não bộ, để hình thành hệ thống khái niệm trừu tượng - nhận thức (cognitive process), sau đó kết nối các thông tin (connection) để tìm ra các mối liên hệ phổ biến, và rồi là khái quát hoá thành quy luật (rules, laws). Theo quan điểm của Mark, thì tư duy nghĩa là sự phản ánh thế giới vật chất bên ngoài qua bộ não từng người, dựa trên những quan sát và cảm nhận từ thế giới bên ngoài. Sản phẩm của quá trình tư duy là sự nhận thức và tri thức (perception and knowledge), và chỉ có những hiểu biết trải qua các thử nghiệm để đảm bảo tính khách quan thì mới trở thành những tri thức khoa học[2].
Các khái niệm "Năng lực" hay "Khả năng" (ability) của một người được hiểu những điều có thể làm, hoặc không thể làm. Nó có thể bao gồm năng khiếu (aptitude), trí thông minh / trí tuệ (intelligence), các kỹ năng thể chất (physical skills), và chuyên môn (expertise). Khái niệm "tài năng", "năng khiếu" ám chỉ những khả năng đặc biệt trong một lĩnh vực, một giới hạn nào đó, với từng cá nhân cụ thể. "Kỹ năng" (skill) là khả năng có được do học hỏi hoặc do tài năng để đưa ra một kết quả nào đó cho trước trong hạn chế tối thiểu về thời gian hoặc công sức. Theo nghĩa này, "tư duy" không thể là "kỹ năng", "cảm giác" hay "tâm lý".
Ba công cụ tư duy
Cuối cùng, anh Hoàng nhắc là "tư duy thuận-nghịch" và tư duy "sáu chiều" và ba "công cụ tư duy" do Tony Buzan, Edward de Mondo, và Alex Osborn giới thiệu. Thực ra, các tác giả này đưa ra một số phương pháp để rèn luyện kỹ năng khác nhau liên quan đến vận hành của não bộ, ví dụ kỹ năng ghi nhớ, kỹ năng đọc, kỹ năng tăng cường trí sáng tạo và óc tưởng tượng… Tuy nhiên, những phương pháp này không ảnh hưởng nhiều đến quá trình tư duy khoa học của mỗi cá nhân. Bạn đọc nên chú ý có rất nhiều tranh cãi về các tác phẩm của các tác giả nêu trên. Trong KHXH thường ít có câu trả lời đúng hoặc sai, mà luôn có những câu hỏi để ngỏ cho tranh luận.
Nếu nhìn rộng ra trong bức tranh quốc tế, thì Tony Buzan, Edward de Mondo, và Alex Osborn không được thổi phồng như báo chí Việt Nam đã đưa tin[3]. Những gì các tác giả này đưa ra Phương pháp sơ đồ tư duy (hình học hóa các hệ ý tưởng), kích não (đưa ra càng nhiều ý tưởng liên quan càng tốt), và sáu chiếc mũ tư duy (miêu tả một sự việc, hiện tượng ở sáu khía cạnh khác nhau, thực ra tư duy đa chiều - multiple thinkings) chỉ có tác dụng rèn luyện các kỹ năng tổ chức, kỹ năng sắp xếp khoa học, và giải đáp các câu hỏi về "trực quan sinh động" như cái gì (WHAT), ai (WHO), như thế nào (HOW), không giúp giải quyết câu hỏi cơ bản nhất của "tư duy trừ tượng" là: Tại sao (WHY?). Muốn giải quyết những câu hỏi này, chúng ta cần phải tham khảo thêm rất nhiều các lý thuyết, các mô hình khác, và cả những cuộc thảo luận xung quanh các vấn đề đó.
Tư duy phương Tây và phương Đông
Anh Hoàng có nhiều lần so sánh giữa tư duy phương Tây và phương Đông như:
-"Phương Tây thiên về lôgíc và sự chính xác, còn phương Đông thiên về sự cảm nhận. Phương Tây với nền văn hóa du mục luôn mang trong mình sự chinh chiến, còn phương Đông lại có xu hướng hài hòa với thiên nhiên",
- "Tại sao phương Tây lại tư duy khác phương Đông? Có lẽ vì tư duy của họ nghiêng về thông tin dữ liệu nhiều hơn";
Anh Hoàng nên xem lại vì văn hóa du mục không phải là đặc trưng của phương Tây. Tư duy và thông tin dữ liệu có liên quan gì đến nhau ở đây. Phản ứng của các cá thể trong ví dụ về tai nạn anh đưa ra là bình thường với cả người phương Đông và phương Tây. Việc thu thập dữ liệu là việc của các cơ quan điều tra để tìm ra nguyên nhân, chứ người bình thường ở phương Tây, nếu không liên quan họ không để tâm làm gì. Ví dụ đó chẳng chứng minh cho điều gì cả.
Cái thiện nền giáo dục
Các ý kiến của anh Hoàng đưa ra về cải thiện nền giáo dục như sau: "Nhưng từ trước tới nay chúng ta chỉ chú tâm và rèn luyện vào hai năng lực: tư duy lôgic và tư duy ngôn ngữ. Chỉ số IQ cũng chỉ đo hai năng lực này thôi". Theo nhận định của tôi, nếu chúng ta chú tâm rèn luyện tư duy lô gíc được thì tốt quá. Hiện nay các thầy giáo, cô giáo Việt Nam dạy theo mô hình "khuôn vàng, thước ngọc" làm gì có tư duy lô gíc, làm gì có tư duy phản biện. Không biết anh Hoàng trích nguồn ở đâu, hay dựa trên nghiên cứu nào mà nói chỉ số IQ đo trên hai năng lực tư duy logic và tư duy ngôn ngữ.
Ý kiến của anh Hoàng về đổi mới giáo dục hoàn toàn ngược với tư duy. Phải chăng anh Hoàng muốn giáo dục của chúng ta ngày hôm nay chỉ tập trung vào "kỹ năng" chứ không phải tư duy? Anh Hoàng nói "Chúng ta mất quá nhiều thời gian vào ĐÚNG hay SAI, hoặc rẽ PHẢI hay rẽ TRÁI. Như học sinh ra trường, chỉ cần hỏi họ đúng một câu: "Anh làm được gì?" chứ không cần phải hỏi: "Anh biết những gì"?; "Trong đó, kỹ năng học phải được giảng dạy từ khi các em bước chân vào trường. Nếu không các bạn sẽ bị định hướng sai, kéo theo con người cũng bị sai lệch. Ví dụ: bạn đặt mục tiêu học để trở thành thủ khoa, nhưng ra trường chưa chắc đã làm được việc. Xã hội dù thế nào vẫn cần những con người làm việc thực sự". Có lẽ nếu theo kiểu đổi mới giáo dục của anh Hoàng, học sinh, sinh viên của chúng ta ra trường thành những cái máy hết. Cách tiếp cận này của anh Hoàng cho thấy sự mâu thuẫn trong bản thân nhận thức của anh, cùng sự lẫn lộn về các khái niệm cơ bản: TƯ DUY = KỸ NĂNG.
Để đổi mới nền giáo dục nước nhà, không phải là vấn đề "Chống" và "Xây" đơn giản như anh Hoàng nói. "Dỡ" cái gì, "Xây" cái gì thì cần phải có những nghiên cứu khoa học của các chuyên gia hàng đầu về giáo dục, từ cơ sở đó đề ra giải pháp có lộ trình cụ thể, trong giới nguồn lực cho phép thì mới có thể thực hiện được. Tôi nghĩ trong vấn đề này, rất cần có các dự án nghiên cứu độc lập của các chuyên gia giáo dục học hàng đầu thế giới.
Công dân toàn cầu và mô thức 5 chấm: Sự nhảm nhí
"Theo mức version 1.0 trước tiên phải là thể lực, 2.0 là trí lực (IQ); 3.0 là tinh thần, tình cảm (EQ); 4.0 là tâm linh (tôi là ai, tại sao tôi tồn tại, sứ mệnh của tôi là gì?); 5.0 là tổng thể. Một công dân toàn cầu phải có được cả năm điều trên. Phần 1.0, 2.0 và 3.0 là phần kỹ năng. Khi anh định hướng đúng anh mới phát triển được. Còn từ phần 4.0 (tâm linh) là làm đúng bản mệnh mà trời sinh ra mình. Thực tế có nhiều người vẫn thành công, nhưng nếu họ làm đúng bản mệnh của mình thì sẽ thăng hoa lên rất nhiều. Khi ta làm sai với bản mệnh của mình, suy cho cùng ta đang lãng phí tài năng của toàn cầu".
Vấn đề "Công dân Toàn cầu" (global citizenship) là một vấn đề lớn. Nếu có điều kiện tôi sẽ bàn riêng trong một bài khác để nói rõ hơn các cuộc tranh luận trên thế giới về chủ đề này. Nếu có một khái niệm Công dân toàn cầu, thì các điều kiện "trí lực, thể lực, tình cảm, tâm linh, hay tổng thể" để trở thành công dân toàn cầu như anh Hoàng và Công ty "Thương mại" Trí Việt của anh đang phát triển quả thực là biểu hiện của sự phân biệt đối xử, của bất công và phi nhân văn vì những người tàn tật, những người có bệnh tâm thần,… không phải là "Công dân Toàn cầu" theo ý nghĩa cao đẹp đó.
--
Aleteam - Shine Together
Khương Minh Đức
Phone: 0984 306 365
Yahoo: staythesame1988
Email: duckm@aleteam.com
0 nhận xét:
Đăng nhận xét