Nguồn thu chủ yếu của google
Phần lớn thu nhập của Google đến từ các chương trình Quảng cáo trực tuyến. Google AdWords cho phép các đối tượng có nhu cầu Quảng cáo đăng Quảng cáo của mình trên kết quả tìm kiếm của Google và trên Google Content Network qua phương thức cost-per-click (trả tiền qua số lần click vào Quảng cáo) hoặc cost-per-view (trả tiền qua số lần xem Quảng cáo). Chủ các trang web Google AdSense cũng có thể hiển thị quảng cáo trên trang của họ và kiếm tiển mỗi lần banner quảng cáo được Click. Các kết quả tìm kiếm thì hoàn toàn miễn phí, nhưng điều quan tâm ở đây chính là các mục quảng cáo đi kèm với kết quả này. Với phạm vi hoạt động của mình cung cấp cho hang trăm hang triệu tìm kiếm mỗi ngày, tất cả những gì mà gooooogle kiếm được là cái nhấp chuột vào mục quảng cáo, mỗi lần người tìm kiếm nhấp chuột vào quảng cáo là Gooogle thu được trung bình là 50 xu từ nhà quảng cáo. Ngoài ra còn bán vị trí trên google, mục đích là bán các click vào các mục quảng cáo. Và các sản phẩm từ các dịch vụ khác: bán sách…
Google phải luôn update thông tin
Thông tin là cái thu hút người truy cập vào google. Luôn update thông tin để cho thông tin được đảm bảo chất lượng và luôn được cải tiến. Một phần là các doanh nghiệp luôn tìm cách làm tăng thứ hạng của mình trên google, vì vậy nó phải luôn kiểm định các thông tin. Đồng thời kiểm soát thông tin từ các doanh nghiệp khác để cho nó không biết đường nào để tăng vị trí trên danh sách tìm kiếm. Đó là cuộc đua vừa âm thầm mà quyết liệt.
Cách thức tìm kiếm thông tin
Google nổi tiếng bởi dịch vụ Tìm kiếm của nó, nhân tố chính dẫn đến thành công của Google. Vào tháng 12 năm 2006, Google là công cụ tìm kiếm được sử dụng nhiều nhất trên mạng chiếm 50,8% thị phần, vượt xa so với Yahoo (23,6 %) và Window Live Search (8,4%). Google liên kết với hàng tỷ trang web, vì thế người sử dụng có thể tìm kiếm thông tin mà họ muốn thông qua các từ khóa và các toán tử. Google cũng tận dụng công nghệ tìm kiếm của mình vào nhiều dịch vụ tìm kiếm khác, bao gồm Image Search (tìm kiếm ảnh), Google News, trang web so sánh giá cả Froogle, cộng đồng tương tác Google Groups, Google Maps và còn nhiều nữa.
Tìm thông tin trên google bằng tiếng Việt
Bạn thường dùng Google.com để tìm các thông tin bằng Tiếng Anh?
Muốn tìm thông tin Tiếng Việt thì bạn sẽ gõ Tiếng Việt không dấu?
Vậy để tìm thông tin bằng Tiếng Việt có dấu thì bạn hãy sử dụng bộ gõ UNIKEY để gõ Tiếng Việt Unicode vào trong ô tìm kiếm của Google.com , mọi cú pháp không có gì thay đổi.
VD: Để tìm thông tin chi tiết về chiến dịch Bình Dân Học Vụ năm 1945, tôi gõ vào Google.com.Việt Nam cụm từ khóa "Bình dân học vụ" (có ") rồi ấn ENTER, thế là 1 danh sách các link báo điện tử có đúng cụm "bình dân học vụ" chính xác hiện ra.
Tìm kiếm sách, tài liệu học tập trên mạng với Google Scholar: Nếu bạn đã từng sới tung một luận văn tiến sĩ hay tài liệu nghiên cứu chuyên ngành trong thế giới hàn lâm, hãy thử dùng Google Scholar (http://scholar.google.com).
Google căn bản : Để sử dụng Google,máy tính của bạn chỉ cần một trình duyệt căn bản (Internet Explorer,Netscape,…) và một kết nối Internet .Hãy gõ vào thanh Address dòng www.google.com.vn và bắt đầu khám phá .
Đầu tiên bạn xác định từ khóa của thông tin muốn tìm kiếm,đây là một bước rất quan trọng,từ khóa thể hiện chủ đề của nguồn thông tin .Một điều cần chú ý đó là đôi khi kết quả trả về quá nhiều ,bạn chỉ cần quan tâm đến 20-30 results đầu tiên thôi .
Mặc định google có chứa toán tử "AND",nghĩa là nếu bạn không thay đổi từ khóa thì google sẽ tìm kiếm và đánh đấu tất cả những trang chứa từ khóa sau đó trả về trang kết quả .
Ví dụ : nhập chuỗi Java ebook ,trang kết quả sẽ trả về tất cả những trang chứa chuỗi Java và ebook ,ví dụ như "java programming ebook" hay "Java certificate ebook",nghĩa là tất cả những trang chứa đồng thời chữ Javla và ebook .
Thế nhưng bây giờ yêu cầu của bạn có thay đổi một chút,bạn muốn kết quả trả về chứa một trong hai từ khóa Java hoặc ebook ? Rất may Google có tóan tử OR ,bạn nhập và form dòng Java OR ebook ,google sẽ tìm kiếm tất cả những trang chứa một trong hai ký tự trong chuỗi từ khóa thôi .
Trở về với ví dụ đầu tiên .Giả sử như tôi muốn tìm tất cả những trang chứa cả hai ký tự Java ebook liên tục nhau thì sao nhỉ . Đơn giản bạn sử dụng dấu "+" : nhập chuỗi Java+ebook vænbsp; form tìm kiếm.
Tip : để kết quả thật sự chính xác,bạn nên dùng dấu " " quanh từ khóa,ví dụ "ebook java", và đây là một cách tìm kiếm rất hiệu quả,bạn có thể dễ dàng "khống chế" được độ chính xác của kết quả trả về.
Tìm kiếm nâng cao
Intitle : tìm kiếm dựa theo titles của trang web .Trở về với ví dụ trước ,tôi muốn kiếm một ít sách về java ,tôi gõ vænbsp;o google dòng intitle:"Java ebook" ,kết quả sẽ khả quan hơn bước trên rất nhiều. Nên lưu ý rằng titles luôn phản ánh nội dung của trang web .Vì vậy search với function title sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với cách search keyword đơn giản .Theo mặc định google sẽ đánh giá nội dung trang web,do đó nếu tìm theo titles thông tin sẽ không cô đọng hơn .
Inurl : hạn chế kết quả tìm kiếm trong urls . Ví dụ bạn nhập dòng inurl:java world thì kết quả trả về là www.javaworld.com .Đây là một function bạn nên dùng nếu bạn nhớ "mang máng" một url nào đó và muốn tìm lại .
Inanchor : tìm kiếm dựa vào phần text chứa liên kết .Vdu bạn nhập vào inanchor : O'Reilly and Associates thì kết quả sẽ tham chiếu đến O'Reilly and Associates
Filetype : Phần mở rộng của thông tin cần tìm cho phép bạn tìm thông tin theo kiểu tập tin cụ thể. Ngoài các file .txt, .html, hiện nay Google còn có thể tìm kiếm thông tin bên trong nhiều loại file khác nhau từ .pdf, .doc, đến .flash, .swf. Rất nhiều người thường sử dụng từ khóa này để tìm tài liệu, sách điện tự ebook. Ví dụ nhập từ khóa "wep security" filetype:pdf vào Google, bạn sẽ có được nhiều tài liệu rất hay về bảo mật WEP trong mạng không dây.
Cache : xem thông tin của trang web chứa trong cache của google .Đây lænbsp; một tính năng rất hay của google,mặc dù trang web bạn muốn xem không còn hiện hữu trên Internet nữa nhưng google vẫn lưu lại rất nhiều thông tin bên trong cache .
Lời khuyên cuối cùng dành cho bạn đó là hãy sử dụng các từ khóa, function và toán tử một cách linh động.
3 nhận xét:
Anh có bị nhầm không? A xem lại đi. Có tên tuổi hẳn hoi lại nói là vô danh.
Khi gởi bài vào post@aleteam.com, các bạn nên ghi tên tác giả (tên các bạn) vào ngay sau tiêu đề bài viết ấy, hoặc là cuối bài viết. Khi đó người đăng bài mới biết được tên tác giả. Người đăng không để ý đến địa chỉ email gởi bài đâu. Tìm lại như thế mất thời gian lắm!
Tạo điều kiện thuận lợi cho nhau làm việc. Hơn nữa cũng là tạo thói quen cho các bạn là nên để lại dấu vết của mình trong những bài mà bạn gởi! Chúc ngày cuối tuần vui vẻ!
Đăng nhận xét