ALE - Teamwork - Teambuilding - BigGame
Địa chỉ: Số 99A, Ngõ 1194 đường Láng - Đống Đa - Hà Nội
Điện thoại: +84 904 48 4774 - Mail: ducdq@aleteam.com
Tư vấn nội dung, phát triển kịch bản Bộ phận chăm sóc khách hàng - Thông tin của ALE Bộ phận chăm sóc khách hàng - Thông tin của ALE

Khi nao can den Big game (BigGame) - Thưởng LH

Khi nào có thể áp dụng Biggame?

1. Biggame là gì?

Hiện nay, có rất nhiều thể loại trò chơi giúp con người thư giãn cũng như nâng cao các kỹ năng thông qua việc chơi các trò chơi đó. Đó có thể là các trò chơi "điện tử" khi người giao tiếp với máy, cũng có thể là các trò chơi vận động bên ngoài khi người giao tiếp với người trong xã hội. Và từ biggame được nói tới ở đây nhằm ngầm chỉ định đó là các trò chơi vận động bên ngoài, khi có sự giao tiếp giữa người với người, giữa con người với thiên nhiên. Ngay trong tên gọi chúng ta có thể thấy Biggame có nghĩa là trò chơi lớn. Vậy nó lớn ở những điểm nào?

* Thứ nhất nó lớn về qui mô: Đối với mỗi chương trình biggame thường tổ chức cho 1 đoàn từ 25 người trở lên.
* Thứ hai về thời gian: Với mỗi chương trinh biggame thường kéo dài ít nhất trong một ngày.
* Thứ ba về không gian: Các chương trình biggame thường được tổ chức tại những nơi có không gian rộng. Có thể tại 1 địa điêm rộng rãi hoặc liên kết nhiều địa điểm với nhau.
* Thứ tư về nội dung chương trình: Thường thường, các chương trình biggame được xây dựng theo1 cốt truyện. Trong một chương trình biggame, người tham gia phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ khác nhau từ đơn giản đến phức tạp. Để thực hiện được các nhiệm vụ đó đòi hỏi người tham gia phải sử dụng rất nhiều đến các kỹ năng trong cuộc sống của mình.
* Thứ 5 về hiệu quả: Sau mỗi chương trình biggame người tham gia thương học được rất nhiều các bài học. Bởi lẽ, mỗi một chương trình biggame có rất nhiều tình huống giả lập cuộc sống (những tình huống rất gần với thực tiễn). Qua việc xử lí các tình huống này sẽ giúp người tham gia có cơ hội thực hành các kĩ năng của chính bản thân. Từ đó giúp ích người chơi nâng cao kĩ năng cho chính bản thân mình.



2. Khi nào nên áp dụng biggame?



a. Biggame giúp mỗi cá nhân thực hành, học hỏi, nâng cao các kĩ năng sống cho chính bản thân mình, giao lưu học hỏi gắn kết cộng đồng.

Ngày nay, bên cạnh kiến thức thì kĩ năng làm việc là vô cùng quan trọng. Nếu bạn ví các kiến thức là một khẩu súng thì các kĩ năng chính là cái cách bạn bắn súng. Nếu bạn có một khẩu súng tốt, hiện đại nhưng nếu bạn không biết bắn nó thì có cũng như không. Khi tôi đưa ra hình ảnh này không nhằm mục đich đề cao các kĩ năng mà hạ thấp kiến thức. Cái mà tôi muốn nói ở đây chính là cái vai trò quan trọng của kĩ năng đối với cuộc sống. Chính vì vậy, việc đào tạo các kĩ năng ngày nay đã trở thành một nghề trong xã hội. Có rất nhiều hình thức đào tạo các kĩ năng. Hình thức đào tạo chủ yếu thông qua lí thuyết. Với hình thức này, giảng viên vẫn lên lớp bình thường như đi dạy văn hóa. Và cách thức học chính là sự trao đổi tranh luận giữa người học và giảng viên. Cách đào tạo thứ hai là học qua thực nghiệm. Với hình thức học tập này, các học viên sẽ được trực tiếp tham gia vào việc xử lí các tình huống giả đinh cuộc sống. Từ việc xử lí các tình huống đó, học viên có thể tự rút ra những bài học cho chính bản thân mình. Những bài học mà học viên tự đúc kết thì có ý nghĩa và hiệu quả hơn rất nhiều so với việc giảng viên tự đưa ra các bài học cho học viên "công nhận". Và trong chương trình biggame, các tình huống giả lập cuộc sống thì rất nhiều. người chơi phải thực hành rất nhiều các nhiệm vụ. Các nhiệm vụ này đòi hỏi người chơi phải sử dụng đế rất nhiều đến các kĩ năng của mình (kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thuyết phục, kĩ năng làm việc nhóm…). Từ việc sử dụng các kĩ năng giúp các học viên có điều kiện thực hành, học hỏi cũng như nâng cao các kĩ năng cho chính bản thân mình.

Ngoài ra, trong các chương trình biggame, có rất nhiều đối tượng khách khác nhau: từ học sinh sinh viên đến những anh, chị đã đi làm nhưng có cùng chung một mục đích đó là học hỏi, giao lưu, làm quen. Vì vậy, biggame chính là một cơ hội, một môi trường cho rất nhiều đối tượng giao lưu, chia sẻ với nhau.

b. Tuyển thành viên cho câu lạc bộ cũng như tuyển nhân viên cho các doanh nghiệp, công ty.



Hiện nay, vấn đề nguồn nhân lực luôn là một vấn đề mà bất kì một tổ chức nào cũng gặp phải. Làm sao tuyển được người? Làm sao tuyển được đúng người mình cần? Hiện nay có rất nhiều công cụ để giúp cho việc tuyển người cho các tổ chức: Xét bảng điểm, bằng cấp, trắc nghiệm, phỏng vấn…Và biggame cũng là một trong các công cụ đó. Như trên vừa trình bày. Một chương trình biggame thực chất là một loạt các tình huống giả định thực tế được sắp xếp một cách lo-zich khoa học với nhau tạo nên một mục tiêu. Và để đạt được mục tiêu này đòi hỏi người tham gia phải thực hiện vô số các nhiệm vụ nhỏ hơn. Thông qua việc thực hiện cũng như cách thức thực hiện các mục tiêu nhà quản lí có thể dễ dàng nhận biết tính cách, hành vi của người tham gia. Từ đó có một cái nhìn khách quan hơn về các nhân viên của mình cũng như của các ứng viên. Đồng thời, thông qua đây, các điểm mạnh điểm yếu của các ứng viên cũng bộc lộ rất rõ ràng. Điều này tạo thuận lợi hơn cho các nhà quản lí trong việc bố trí và sắp đặt các công việc phù hợp cho các nhân viên.



c. Gắn kết tinh thần đồng đội, nâng cao khả năng làm việc việc nhóm, cũng như hiệu quả của công việc.

Như trên đã trình bày, thông qua các chương trình biggame, các 'học viên" đã có cơ hội hoc hỏi được rất nhiều kĩ năng. Và các kĩ năng này sẽ giúp ích rất nhiều trong cuộc sống của mỗi người. Nhưng nếu mỗi cá nhân giỏi thì chưa chắc đã tạo thành một tập thể mạnh. Một yếu tố vô cùng quan trọng để tạo nên một tập thể vững mạnh đó chính là sự gắn kết giữa các thành viên trong tập thể đó. Những viên gạch thì rất cứng, rất tốt. Nhưng để xây nên một tòa nhà lớn thì gạch thôi là chưa đủ. Cái cần bổ sung thêm cho nó chính là xi măng và cát. Đối với mỗi một tổ chức cũng vậy. Thu hút được người tai đã khó. Nhưng khi thu hút được rồi làm sao giữ chân được họ là được khó hơn. Nhưng khi giữ chân được họ rồi thì làm sao khai thác tối đa là một bài toán khó hơn nữa. Trong thời đại ngày nay, chúng ta thấy nói rất nhiều đến "Ekip" làm việc. Có rất nhiều người nhận định sai lầm về thuật ngữ này. Có người cho rằng, Ekip chính là biểu hiện của việc chia bè kết phái. Không phải như vậy, một ekip được hình thành khi mỗi thành viên trong ekip có những điểm mạnh riêng và nó bổ sung một cách hoàn hảo những điểm yếu cho các thành viên khác. Chính điều này nó tạo nên một bộ máy làm việc với hiệu suất cao hơn. Vấn đề đối với một tổ chức đó chính là làm thế nào để hình thành các ekip này. Muốn hình thành các ekip đó chúng ta cần một chất kết dính. Chất kết dính đó là gì? Biggame là một trong những chất kết dính đó. Trong mỗi chương trình biggame, việc làm việc nhóm là một tất yếu. Thông qua làm việc nhóm, các thành viên có thể nhận ra ai là những con người phù hợp với mình, "hợp tính" với mình. Chính điều này giúp cho, mỗi thành viên trong tổ chức hiểu rõ về nhau hơn: tính cách, cách làm việc, phong cách sống, quan điểm sống…Qua đó, mỗi thành viên sẽ tự tìm được những 'đối tác: ngay trong tổ chức của chính mìnhèHình thành các "kết dính"!

d. Phát hiện những vẫn đề trong tổ chức, giải pháp khắc phục và tìm kiếm những người có khả năng lãnh đạo.

Trong mỗi tổ chức luôn tồn tại các mẫu thuẫn. Và cũng chính nhờ các mâu thuẫn này mà tổ chức mới phát triển được. Nhưng muốn phát triển được thì nhà quản lí phải biết cách kiểm soát cũng như giải quyết các mâu thuẫn đó. Như vậy vấn đề nhận ra đối với mỗi tổ chức đó là nhận biết và giải quyết các mâu thuẫn. Vậy làm sao để nhận biết các mâu thuẫn hay vấn đề của một tổ chức? Biggame là một trong những giải pháp đó. Đối với mỗi chương trình biggame, để xây dựng được một chương trình cho một tổ chức với tiêu chí phát hiện và giải quyết các vấn đề liên quan đến tổ chức, người xây dựng chương trình phải khảo sát rất rõ tình hình doanh nghiệp. Từ việc nghiên cứu tình hình của doanh nghiệp, "đạo diễn" sẽ xây dựng, mô phỏng các nhiệm vụ trong biggame sát nhất, giống nhất với các hoạt động trong doanh nghiệp. Và vì đây thực chất là một chương trình "chơi" nên các thành viên tham gia sẽ bộc lộ rõ nhất về con người mình, tính cách của mình. Từ đó, ban giám đốc, người phụ trách sẽ có những cái nhìn thực tế nhất về nhân viên của mình.

Ngoài ra, trong mỗi chương trình biggame, đều chia thành các đội để "chiến đấu" với nhau nên vai trò của người đội trưởng vô cùng quan trọng. Theo kinh nghiệm của tôi trong các lần tổ chức biggame, một đội nếu có được một người đội trưởng đúng nghĩa thì cơ hội giành chiến thắng là rất rõ ràng. Chính vì vậy, đây có thể coi là một cuộc sát hạch, một cuộc thi tìm kiếm những người đội trưởng, những leader xứng đáng nhất.

e. Marketing và PR cho các tổ chức doanh nghiệp:

Một trong những cách thức marketing hiện nay của các doanh nghiệp chính là hình thức PR (Quan hệ công chúng). Với hình thức truyền thông này các doanh nghiệp có thể tiếp cận một cách rất gần đến khách hàng mục tiêu của mình. Nhưng chi phí cho các chương trinh như vậy không phải là nhỏ. Nhiều tổ chức, doanh nghiệp thường tận dụng các chương trình mang tính cộng đồng, nhân đạo để tiếp cận với hình thức quảng cáo này. Ví dụ: các doanh nghiệp thường tài trợ cho các chương trình hiến máu nhân đạo, các chương trình bảo vệ môi trường. Với việc tài trợ cho các chương trình như vậy, doanh nghiệp đã đưa hình ảnh của mình đến rất gần đối với khách hàng. Nhưng một khó đối với doanh nghiệp đó chính là người mang hình ảnh của doanh nghiệp lại không thực sự hiểu về doanh nghiệp của mình (các tình nguyện viên). Chính vì vậy, cái mà các hoạt động này mang lại ban đầu cũng chỉ đơn thuần là hình ảnh doanh nghiệp xuất hiện một cách phổ biến nhưng chưa đi sâu vào vào trong tâm trí khách hàng. Một câu hỏi đặt ra là: Tại sao không dùng chính nhân viên của doanh nghiệp để tham gia vào các chương trình tiếp cận khách hàng này. Trả lời: Như vậy chi phí quá lớn vì bạn phải trả một khoản thù lao cho nhân viên khi họ đi làm nhiệm vụ. Và một ý tưởng xuất hiện: Tại sao chúng ta không kết hợp các chuyến du lịch nghỉ dưỡng, các sự kiện nhằm xả xì-trét cho nhân viên nhưng lại tạo được sự ấn tượng với cộng đồng cũng như gây dựng được hình ảnh với khách hàng đặc biệt là khách hàng mục tiêu. Biggame hoàn toàn có thể làm được điều đó. Biggame diễn ra trong một khoảng không gian rộng lớn, và có thể được tổ chức tại nhiều loại địa điểm khác nhau: trong rừng, đi núi, đi biển, trong nội thành, ngoại thành nên nó có thể kết hợp một cách hoàn hảo với các chuyến thăm quan cũng như các chuyến nghỉ ngơi thư giãn của tham gia. Thêm vào đó số lượng tham gia biggame thường với số lượng rất lớn. Như vậy, chúng ta đã xây dựng được hình ảnh bước đầu của doanh nghiệp với cộng đồng cũng như đối với khách hàng. Không chỉ có vậy, trong các biggame, người tham gia phải tương tác rất tích cực với "dân cư sở tại" để thực hiện các nhiệm vụ của mình. Trong quá trinh tương tác đó, thì mỗi nhân viên đã trở thành những nhà marketing cho chính công ty, doanh nghiệp của mình. Người đó sẽ cung cấp một cách rất chi tiết tỉ mỉ các thông về doanh nghiệp cũng như các sản phẩm của doanh nghiệp. Vậy lí do nào thúc đấy họ làm việc một cách tự nguyện như vậy? Chúng ta trở lại vấn đề một chút. Biggame thực chất là một trờ chơi lớn, là một hoạt động nhìn từ bề ngoài thì đó đơn thuần chỉ là một loại hình du lịch kiểu mới. Chính vì vậy người tham gia sẽ nghĩ rằng chúng ta đang chơi chứ không phải đang làm việc. Và để chiến thằng trong trò chơi này thì họ phải làm các nhiệm vụ đó. Và tất nhiên nhân viên luôn là những nhà marketing và giới thiệu sản phẩm tốt nhất cho công ty.

--
=================
Lưu Huy Thưởng
Email: thuonglh@aleteam.com
DĐ: 0168.956.4428
=================
ALE team JSC
Teamwork & Teambuilding
S h i n e t o g e t h e r ! ! !
=================

Add: Số 19B ngõ 1 Đê La Thành - Đống Đa - Hà Nội
email: info@aleteam.com
website: http://aleteam.com

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
ALE - BigGame - Teamwork - Teambuilding - Trò chơi lớn - Trò chơi kỹ năng © 2008-2009 | Số 99A ngõ 1194 đường Láng - Đống Đa - Hà Nội | +84 904 48 4774 | info@aleteam.com
Power by ThángTư.Net