Chúng ta đều có 24 tiếng mỗi ngày. Sử dụng thời gian như thế nào mà cùng lứa tuổi, người thì nhận được học bổng tiến sĩ từ 7 trường đại học danh tiếng của Mỹ, người thì ì ạch mãi chưa hoàn thành tấm bằng kỹ sư?
Người cùng lúc vừa quản lý công ty riêng mà vẫn có thời gian giải trí; người thì lúc nào cũng "đầu bù tóc rối" vì công việc, không có cả thời gian dành cho "sự nghiệp yêu đương"... Bài học của những người thất bại
"Mua đắt, bán rẻ"
Nhìn bạn bè cùng tuổi với mình đã ra trường được 1, 2 năm đều ổn định công việc, có người còn mở công ty riêng, trong khi mình vẫn đang loay hoay trả nợ các môn thi rớt, tấm bằng kỹ sư đáng lẽ chỉ mất 5 năm giờ thành 7 năm, V. Nguyên, sinh viên (SV) Trường ĐH Xây dựng Hà Nội (HN) không khỏi ngậm ngùi. Vốn là một SV chăm chỉ, thông minh, chỉ vì tính toán sai trong thương vụ "mua bán thời gian" mà giờ đây cậu phải chịu "lỗ" thê thảm cả về thời gian và tiền bạc.
Cuối năm thứ 4, sẵn vốn kiến thức về tin học, Nguyên bắt đầu đi làm thêm ở vị trí hỗ trợ kỹ thuật cho khách hàng tại một công ty tin học khá có tiếng. Mục đích ban đầu rất hợp lý: làm thêm để tích lũy kinh nghiệm thực tế, tạo mối quan hệ và thêm chút tiền tiêu.
Với khoản tiền nhận được 500.000đ/tháng, công việc của Nguyên là buổi tối trực tổng đài trả lời cho khách hàng về những trục trặc họ gặp phải khi sử dụng máy vi tính, nếu khách yêu cầu đến tận nhà thì phải phóng xe máy tới luôn.
Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn, Trưởng bộ môn Tâm lý học Trường ĐH Sư phạm TP.HCM:
Hai cách giải trí không lãng phí thời gian
Nếu nói sử dụng quỹ thời gian mỗi ngày sao cho hợp lý thì rộng lắm. Tôi xin chia sẻ với bạn trẻ cách giải trí cho khỏi lãng phí thời gian mà thôi.
Dạng giải trí thứ nhất là mỗi người nên có một giờ giấc giải trí ổn định hằng ngày, hằng tuần để thoải mái sau một ngày học hành, làm việc căng thẳng.
Các bạn trẻ đừng nên phí quá nhiều thời gian để bù khú ở quán cà phê. Đó không phải là hình thức giải trí tích cực vì nếu cứ như vậy sẽ tạo ra thói quen không hay. Bạn trẻ nên chọn nhiều hình thức giải trí để thoải mái nhất, sao cho hợp với quỹ thời gian cũng như sở thích của mình nhất.
Dạng thứ hai là làm việc thật tốt và tự cho phép mình nghỉ phép dài ngày để thật sự thoải mái và có thể tích lũy năng lượng và quay lại công việc một cách tích cực hơn, năng động hơn.
Những hôm nhiều việc, phải đi xa, cậu về nhà với bộ mặt bơ phờ, và hậu quả là buổi học sáng hôm sau Nguyên đi trễ vài tiết. Cứ thế, công việc đáng lẽ chỉ là làm thêm, lại lấn vào thời gian học lúc nào không hay. Hết khóa, cậu không đủ điều kiện để làm bài tốt nghiệp. Thế là đành ngậm ngùi nhìn bạn bè ra trường, đi làm, còn cậu thì vẫn hì hục "trả nợ" các môn còn thiếu.
Nguyên rầu rĩ tính toán: "Tiền làm thêm 1 năm được 6 triệu đồng, đổi lại mình ra trường chậm 1 năm. Bạn bè tốt nghiệp "đúng hẹn", đi làm 1 năm lương bình quân 3 triệu/tháng thì cũng được 36 triệu đồng. Tính ra mình... "lỗ" tới 30 triệu (!), và còn nhiều thứ vô hình khác nữa...". Cậu kết luận: “"Lỗ" là do mình trả giá rẻ, tức là dành ít thời gian và công sức cho thứ quan trọng hơn, trong khi đó lại mua đắt thứ ít quan trọng!”.
"Bệnh" trì hoãn
Nghe cô bạn tên Linh thông báo: "Tớ đã hoàn thành khóa thạc sĩ ở Thụy Điển, giờ về lại Hà Nội làm việc rồi!", P.Lan (quận Cầu Giấy, Hà Nội) giật mình nhận ra mới đó mà đã 2 năm. Hồi mới tốt nghiệp đại học năm 2004, 2 đứa cùng ôm ấp giấc mơ du học. Đã chuẩn bị sẵn vốn ngoại ngữ, Linh đi học ngay năm đó.
Còn Lan thì tặc lưỡi: Đằng nào năm nay mình cũng chưa đi được, thôi thì cứ chơi vài tháng hè đã rồi bắt tay vào học. Rồi Lan đi làm, công việc mới bận bịu, cứ nghĩ rằng khi nào đỡ bận sẽ đi học ngoại ngữ tiếp. "Để sang tháng sau!", "Để hết dịp này đã!"...
Điệp khúc cứ thế lặp lại. Thoắt cái đã 2 năm, ước mơ du học dù luôn thường trực ở cô gái trẻ nhưng vẫn dừng lại ở mức... mơ ước mà thôi! Không biết phút "giật mình" khi nghe Linh thông báo có giúp cô bạn hay trì hoãn này có động lực để bắt tay ngay vào những việc cần làm hay không.
Nhiều bạn trẻ có thói quen "nước đến chân mới nhảy", tặc lưỡi: Cứ để đó, còn lâu mới đến "deadline" (hạn cuối)! Thế là công việc dồn đống lại, đến gần hạn cuối mới bắt tay vào làm thì không còn đủ thời gian, đành làm quấy quá cho xong hoặc tệ hơn là không thể hoàn thành đúng hẹn.
Cứ nhìn cánh sinh viên, nhiều bạn cũng phờ phạc vì mất ngủ trước khi vào phòng thi thì rõ tình trạng "chơi dài, học dồn" chẳng phải hiếm hoi. Có những sinh viên cả mấy đêm trước ngày thi thức trắng để "nhồi bài", đến khi thi thật thì chỉ đủ sức gục xuống bàn mà... ngủ. Cũng vì cái tính này mà L.Phương, SV Học viện Báo chí và Tuyên truyền (HN) suýt không ra trường đúng hẹn.
Số là cuối khóa, sau khi kết thúc kỳ thực tập tại một tờ báo, Phương cần xin ý kiến nhận xét của anh phóng viên trực tiếp hướng dẫn mình vào cuốn sổ thực tập. Đến gần sát ngày phải nộp sổ thực tập cho trường, lò dò lên tòa soạn thì hay tin anh phóng viên đó đi công tác Thái Lan 1 tuần. Thế là mếu máo lên trường xin khất, xin nộp muộn. Cũng may các thầy thương tình "gia hạn" thêm cho vài ngày. Thật là một cú hú hồn!
Quản lý thời gian, chuyện của mỗi ngày, chuyện của mọi người, vậy mà những "lỗi cơ bản" này vẫn được số đông "hồn nhiên" lặp lại.
Tiến sĩ Trần Thị Kim Xuyến - Trưởng khoa Xã hội học, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM với việc giúp bạn trẻ sắp xếp thời gian sao cho hợp lý.
Lãng phí "hai lần tiền" nếu sử dụng thời gian không hợp lý!
* "Được rồi, để đó ngày mai mình làm tiếp" đó là câu nói cho hành động bỏ dở công việc của không ít bạn trẻ khi có bạn bè rủ rê. Bà đánh giá gì về hành động này?
- Họ chỉ cần nhớ câu nói của thế hệ trước: "Con ơi con chớ nói thế, việc hôm nay chớ để ngày mai". Nếu để lại ngày mai thì khi làm tiếp, mình sẽ phải bắt đầu lại từ đầu. Như vậy rất mất thời gian, bên cạnh đó mình lại tạo ra một thói quen không dứt điểm công việc.
"Năng động không có nghĩa là chỉ có làm việc mà không biết đến vui chơi giải trí. Vấn đề ở chỗ phải kết hợp hài hòa các hoạt động của mình".
* Thế nhưng, trên thực tế vẫn có nhiều bạn trẻ quá chi ly cho thời gian của mình, dẫn đến họ luôn luôn bận rộn - điều đó có ảnh hưởng gì, thưa bà?
- Thực ra, người bận rộn không phải họ quá chi ly cho thời gian. Tôi cho rằng, nếu biết sắp xếp thời gian thì người bận rộn (người có nhiều việc) sẽ thu được hiệu quả trong quá trình thực hiện công việc hơn, còn nếu không biết sắp xếp thời gian hợp lý thì người đó tất nhiên sẽ trở thành là người "tất bật".
Vấn đề không phải ở chỗ bận rộn hay không mà là có hiệu quả trong công việc hay không! Như vậy việc đặt kế hoạch cho công việc của mình sẽ giúp cho các bạn trẻ chủ động hơn trong việc sử dụng thời gian của mình.
* Lãng phí thời gian là lãng phí tiền và sức khỏe? Bà nghĩ thế nào?
Nhiều người nói rằng, thời gian là tiền bạc. Tuy nhiên, giỏi giang không tự nhiên sinh ra tiền. Những người không sử dụng thời gian để lao động, họ cũng sẽ không kiếm được tiền để "lãng phí". Như vậy không sử dụng thời gian một cách hợp lý, chúng ta sẽ mất đi một khoản thu nhập lẽ ra có thể có.
Đồng thời, chính họ sẽ làm lãng phí "hai lần tiền" nếu như sử dụng thời gian quá nhiều vào các loại hình giải trí tốn kém như "ngồi đồng" ở các quán cà phê để tán gẫu... Lần đầu - do họ không dành thời gian để kiếm tiền, lần thứ hai họ phải chi phí cho sự lãng phí thời gian của mình.
Hơn thế nữa, sự tiêu phí quá nhiều thời gian cho giải trí như vậy, không những bị lãng phí về sức khỏe, mà còn làm mất đi cơ hội tích lũy và nâng cao kiến thức cần phải có cho công việc, ý chí vươn lên trong cuộc sống, trách nhiệm đối với bản thân và gia đình...
* Vậy thì việc quản lý thời gian dễ hay khó?
- Quản lý thời gian là điều cần thiết đối với mọi người trong xã hội hiện đại, đặc biệt là các bạn trẻ. Hơn ai hết, giới trẻ là lớp người cần có nhiều hành trang cho cuộc sống năng động này. Tuy nhiên, năng động không có nghĩa là chỉ có làm việc mà không biết đến vui chơi giải trí. Vấn đề ở chỗ phải kết hợp hài hòa các hoạt động của mình.
* Bà có thể cho bạn trẻ một cách sắp xếp hợp lý về thời gian?
- Nhiều nhà báo hay hỏi tôi về lời khuyên cho bạn trẻ. Tôi thường nói rằng, không có bất kỳ một lời giải nào chung cho mọi trường hợp. Mọi người chỉ cần luôn nhắc nhở bản thân một điều ai cũng biết rằng: đời sống của con người là giới hạn và thời gian chỉ có 24 giờ. Mọi người phải tự căn cứ vào hoàn cảnh của mình để lên kế hoạch cho chính mình mà thôi.
(Sưu tầm)
NGUYỄN THỊ THUỲ
E-mail: thuynt@aleteam.com
ALE - Teamwork - Teambuilding - BigGame - Trò chơi lớn
10 nhận xét:
Hic,da hoc khoa quan li thoi gian ma gio thuc hanh van do te.
Em sẽ về quê 1 thời gian (^_^)
Cái thói quen "nước đến chân mới nhảy" làm cho công việc của chúng ta có thể sẽ bị trì hoãn hoặc tạo ra cách làm việc qua loa.
Đây là những bài học thực tế của những con người gần gũi xung quanh ta. Nhưng em lại cảm thấy nó rất quen với chính mình. Bởi chính em cũng mắc những lỗi như thế này, chỉ có điều là chưa gây ra hậu quả lớn những mà nó cũng để lại những điều không hay. "Trì hoãn" làm cho mọi thứ chẳng có động lực, làm không có kết quả tốt, dường như là chỉ để chống đối hay là muốn có kết quả tốt thì cũng không làm tốt được vì không có thời gian nữa. Bài học lớn nhất mà em học được từ câu chuyện này là "việc hôm nay chớ để ngày mai".
Chú ý khi Lập kế hoạch công việc:
- Nên lập kế hoạch đều ngày hoặc cuối ngày
- Trong lịch có:
+ Mục tiêu
+ Kết quả mong muốn
+ Thời gian
+ Bắt đầu kết thúc
+ Độ ưu tiên:
Khẩn cấp- Quan trọng: ưu tiên
Không khẩn cấp- Quan trọng: Lập kế hoạch
Khẩn cấp- Không quan trọng: Nhanh gọn
Không khẩn cấp & quan trọng: từ chối, ủy thác
Và còn 1 mẹo nữa trong việc quản lý thời gian đó là " Tập trung vào công việc Quan trọng nhưng không khẩn cấp" (^_^)
Thay đổi từ nhận thức và ý thức
Nhan thuc va y thuc khac nhau nhieu khong a, ma nen thay doi cai nao truoc?
Tuyet bai viet that tuyet.Bai hoc that nhieu khi rut ra tu bia viet nay. Co the do la he qua.Va 1 dieu quan trong la hay nhin lai nhin ngang nhin len xem minh dang o dau.Can lam gi de dat dc muc tieu.Dung la noi thi de lam thi kho.Muon lam gi la lam luon di bat tay vao luon di ko cho no thoat .hihi. ghet nhat tinh tri hoan. Mot can benh nan y chug ta phai thay doi va tat nhien la phai chap nhan ket qua cua viec doi thay do roi.hihi. Chuc pa` kon co ngay lam viec hieu qua.Hom nay hon hom qua va tat nhien la ko bang ngay mai roi.:d:d:d
Đọc "Tuần làm việc 4 giờ thử xem"^^
mình cũng là người lãng phí thời gian. hôm nay đọc được bài này mới biết là như thế. lau nay mình cứ nghĩ làm những việc mà mình yêu thích là được rồi. nhưng không phải, nó còn đòi hỏi hoàn cảnh và thời gian nữa. thanks!
Đăng nhận xét