Thất vọng, bực mình, giận dữ, không hài lòng... đều là những cảm xúc tiêu cực, gây hại đến sức khỏe, tước mất niềm vui sống và gây stress. Rất nhiều người biết như thế, nhưng khá nhiều doanh nhân ngày nay lại khó làm chủ được cảm xúc của mình. Điều này dẫn đến mất bình tĩnh và quạu quọ, thậm chí mắc những chứng bệnh ngày càng phổ biến như cao huyết áp, mất ngủ, suy kiệt…
Vậy tại sao chúng ta biết sự nguy hại của cảm xúc tiêu cực, nhưng vẫn không hạn chế hoặc thoát khỏi nó?
Thật ra, cảm xúc và thái độ chỉ là kết quả của suy nghĩ và nhận thức. Nếu không thay đổi cách nhìn nhận và suy nghĩ về cuộc sống, chúng ta cứ cố kiềm chế cảm xúc của mình để rồi bó tay vì nguồn gốc cửa cảm xúc lại ở... bên trong mình.
Tri túc thường lạc (Biết đủ thường vui vẻ)
Trong hội thảo Cân bằng đời sống và công việc theo công thức SPAM, do Trung tâm Huấn luyện Thành công & Hạnh phúc tổ chức mới đây, diễn giả Angelinc Teo hỏi: "Chúng ta làm vì để sống hay sống để làm việc”? Khi xem công việc chỉ là một phần của cuộc sống, bạn hiểu rằng cuộc đời này còn nhiều thứ khác đáng để bạn dành thời gian, đặt mục tiêu và nỗ lực theo đuổi như: hạnh phúc gia đình, sức khỏe, các thú vui cá nhân, đời sống tinh thần, quan hệ bạn bè...
Đó chính là câu trả lời khôn ngoan, vì có người dành trọn đời mình theo đuổi công danh, tiền bạc để rồi đến cuối đời mới phát hiện ra rằng, không bao giờ có thể đạt hết những gì mình muốn. Khi mơ ước có một ngôi nhà, có lúc bạn sẽ để được nó và lập tức là mong có thêm ngôi nhà khác to đẹp hơn. Vấn đề cũng tương tự như vậy đối với tiền bạc. Do đó, trong phim Cuộc đời của David Gale (Life of David Gale), nhân vật chính là một Giáo sư triết học đà khuyên: "Khi đặt mục đích cho cuộc đời, đừng bao giờ dùng yếu tố có thể định lượng được vì sẽ có lúc bạn đạt được. Khi ấy, bạn sẽ không còn mục đích gì để sống nữa. Hãy chọn một lý tưởng một triết lý sống làm mục đích cuộc đời”!
Thành công là đạt được những gì mình muốn. Và hạnh phúc là niềm vui khi mình đạt được. Khi đó, bạn sẽ không thất vọng khi thất bại đôi lần, không chán nản khi chỉ gặt hái kết quả bằng 70% mong đợi, không cần làm khi nhân viên kinh doanh chỉ đạt 80% mục tiêu doanh số. Quyền được hạnh phúc, được vui là của bạn, dựa trên cách suy nghĩ và nhận thức những kết quả đến với bạn trong đời.
Bạn chỉ kiểm soát trọn vẹn được bản thân mà thôi
Thực tế, ta chỉ thật sự kiểm soát được 100% bản thân mình mà thôi. Nhưng lạ lùng thay, ta lại không làm điều đó (vì thay đổi bản thân không là điều dễ dàng đối với nhiều người) mà lại xoay sang muốn thay đổi mọi người và sự việc xung quanh. Khi mọi điều không như ý muốn, ta bực dọc, đau khổ.
Còn ý thức rằng, con cái, vợ, chồng, nhân viên, đồng nghiệp của chúng ta... đều có một cuộc đời riêng với những suy nghĩ và mong muốn không giống nhau. Ta chỉ ảnh hưởng lên họ phần nào mà thôi, chứ không thể biến họ trở thành người mà mình muốn được. Do đó, thái độ tích cực nhất dành cho những vấn đề chúng ta không ảnh hưởng ngay được, hoặc không cách nào thay đói được là chấp nhận để tránh những muộn nhiên vô lý.
Vậy 92% thời gian lo âu của chúng ta rơi vào những việc không đáng lại là nguyên nhân của mệt mỏi, stress, thất vọng vì bất lực. Chỉ cần kiểm soát được suy nghĩ của mình tốt hơn, không lo nghĩ vu vơ, bạn đã cải thiện đáng kể tâm trí của mình và mang lại một đời sống tinh thần khỏe mạnh.
(Sưu tầm)
NGUYỄN THỊ THUỲ
E-mail: thuynt@aleteam.com
ALE - Teamwork - Teambuilding - BigGame - Trò chơi lớn
13 nhận xét:
"Khi đặt mục đích cho cuộc đời, đừng bao giờ dùng yếu tố có thể định lượng được vì sẽ có lúc bạn đạt được. Khi ấy, bạn sẽ không còn mục đích gì để sống nữa. Hãy chọn một lý tưởng một triết lý sống làm mục đích cuộc đời”! =>Cái này hay nha!
Tập trung làm việc có ý nghĩa sẽ giảm mệt mỏi, stress và thất vọng.
Hạnh phúc là khi một điều gì đó gây cho ta cảm xúc hưng phấn...
Tớ ko hiểu có câu: "Ta chỉ thực sự kiểm soát được 100% bản thân mình mà thôi". Thế bản thân mình có bao nhiêu phần trăm? Có ai hỉu không? hic
Tức là mình chỉ có thể điều khiển suy nghĩ, tư duy và có thể là cảm xúc của bản thân. Thay đổi cũng là thay đổi bản thân.
Ăn nói vớ vẩn quá đi. Nói nhiều mà không làm thì tội ở đâu nhỉ?
Hmm, đôi khi bị stress vì thấy mình thất bại liên tục, biết thế là không tốt nhưng nếu mình cứ tạo cho mình cảm giác đủ rồi thì làm gì có động lực vươn lên??? Cũng phải làm cho mình thấy thiếu để cố gắng đạt được nó chứ, nếu không có khác nào "Việt Nam ta giàu và đẹp. Đất nước ta có rừng vàng biển bạc". Thế làm sao mà khá lên được? ^^
Chỉ có thể kiểm soát bản thân mình. Để làm được điều này cũng đã là một điều khó khăn rồi. Nếu nói "Thật sự, chúng ta chỉ có thể kiểm soát 100% bản thân mình mà thôi", em nghĩ là điều này là không thể.
Em nghĩ là hoàn toàn có thê đấy chứ, chẳng phải trong 1 số cuốn sách vẫn thường nói đến nghị lực phi thường của con người sao?
Chỉ có thể kiểm soát bản thân mình nhưng đúng là khó có thể. Cái này cố gắng cả đời đấy nhỉ.
Tren li thuyet thi con nguoi hoan toan co the kiem soat ban than minh nhung tren thuc te thi cam xuc cua con nguoi chiu tac dong rat nhieu cua dieu kien ngoai canh. Vi the doi luc chung ta co nhng cam xuc tieu cuc ma sau do chinh chung ta thay la no khong dang co. Tuy nhien neu luyen tap thi chung ta co the khac che duoc su anh huong cua cac yeu to ben ngoai do, va day la dieu rat can thiet vi du sao thi chung ta van phai chiu hoan toan trach nhiem ve cam xuc cua minh.
@Hatth: Cài Unikey đi em nhé! Download về!
Cảm xúc là một thứ khó bắt, khó điều chỉnh nhưng bằng tư duy, bằng nhận thức em có thể nhìn nó với sự ảnh hưởng tích cực hoặc tự kỷ nó là động lực (mình thường nghĩ vậy)
truoc tien nen dat muc tieu nho va ro rang cho doi minh truoc >>> de pvu cai lon, trong qua trinh do se nay sinh nhung muc tieu moi vi minh da truong thanh va trai nghiem hon chu.>>>tuc la muc tieu phai co tinh dinh luong!!hi`
Để kiểm soát được suy nghĩ và hành động của mình thì thật là khó!mà theo em nghĩ thì kiểm soát mình 100% thì cũng không nên.bởi vì con người cũng nên trải qua những cảm xúc buồn đau,giận dữ,thất vọng,...
Đăng nhận xét