Một công ty kinh doanh quốc tế nổi tiếng tuyển nhân viên nghiệp vụ với mức lương vô cùng hấp dẫn. Có rất nhiều người đến xin thi tuyển. Trong số đó có một ứng viên trẻ tuổi có điều kiện rất tốt, tốt nghiệp ở một trường đại học danh tiếng, lại có kinh nghiệm làm việc ba năm ở một công ty nước ngoài.
Vì vậy khi đứng trước ban tuyển dụng, anh tỏ ra rất tự tin. Vị chủ khảo bắt đầu hỏi anh:
- Công việc cụ thể của anh khi ở công ty nước ngoài là gì?
- Tôi nghiên cứu trồng rau xanh.
- Vậy theo anh, đối với một nhân viên nghiệp vụ thì khách hàng quan trọng hay sản phẩm quan trọng?
Anh thanh niên suy nghĩ một lúc rồi nói:
- Tôi nghĩ khách hàng là quan trọng.
Chủ khảo nhìn anh ta một lần nữa rồi hỏi:
- Anh nghiên cứu rau xanh thì cũng biết là trong các loại rau, cây đuôi chồn chủ yếu được xuất khẩu sang Nhật. Trước đây tiêu thụ rất tốt, sản xuất bao nhiêu thì tiêu thụ bấy nhiêu. Nhưng mấy năm trở lại đây, các công ty nước ngoài lại không đặt hàng nữa. Theo anh là vì sao?
- Vì rau không tốt!
- Anh thử nói xem vì sao lại không tốt.
- Ừm…Người thanh niên dừng lại trong giây lát rồi tiếp tục – Vì chất lượng không tốt.
Chủ khảo nhìn lại anh ta rồi nói:
- Tôi dám khẳng định là anh chưa từng ra ruộng rau!
Người thanh niên nhìn vị chủ khảo, im lặng trong ba mươi giây, không tỏ vẻ đồng ý hay phản đối phán đoán vừa rồi, mà hỏi lại:
- Ngài có thể nói là tại sao ngài lại biết tôi chưa từng ra ruộng rau được không?
- Nếu anh đã từng đến ruộng rau thì anh phải biết tại sao rau lại không tốt. Thời gian thu hoạch cây đuôi chồn tốt nhất là trong vòng trên dưới mười ngày. Lúc đó cây đang xanh tươi nhất và cũng ngon nhất, thu hoạch sớm cũng không được, mà muộn cũng không được. Sau đó, phải để dưới đất phơi nắng một ngày, ngày hôm sau lại lật lên và phơi tiếp một ngày nữa để nước trong rau bốc hơi hết. Xong xuôi, sẽ bó rau thành từng bó và đóng gói. Khi sử dụng chỉ cần nhúng rau vào nước một chút là được. Nhưng bây giờ, để tiết kiệm thời gian và bán được nhiều hàng, người nông dân sau khi lấy rau về không phơi nắng nữa, mà chất rau vào lò sấy. Như vậy chỉ cần có hai tiếng là rau đã khô. Cách gia công này khiến rau nhìn bề ngoài không thay đổi, nhưng khi ăn, dù có ngâm thế nào cũng vẫn cứ dai và cứng như là rau đã già, không thể ăn được. Các công ty nước ngoài sau khi phát hiện đã cảnh cáo chúng ta một lần, rồi hai lần mà tình hình vẫn không có gì tiến triển, nên họ mới quyết định không đăt hàng nữa.
Anh thanh niên nghe xong, cúi đầu xấu hổ:
- Đúng là tôi chưa từng đi đến đơn vị sản xuất nên không biết được chuyện ngài vừa nói.
Anh thanh niên lòng đầy tiếc nuối bước ra khỏi trụ sở công ty. Anh ta là ứng viên có nhiều triển vọng nhất, nhưng cuối cùng lại không được lựa chọn. Kết quả này chúng ta đã biết ngay sau khi ra khỏi phòng thi. Anh biết rất rõ rằng, một công ty kinh doanh quốc tế nổi tiếng như vậy sẽ không bao giờ tuyển dụng một nhân viên, tuy có kinh nghiệm làm viêc ba năm nhưng toàn đi ăn nhậu, bù khú với khách hàng, mà không hề bước chân xuống thực địa như anh. Anh cũng giống như những người nông dân muốn có nhiều cây đuôi chồn kia, muốn tiết kiệm hai ngày phơi nắng, nhưng cuối cùng chính họ hoá ra lại bị…’ phơi áo’.
(Sưu tầm)
Nguyễn Thị Ngọc
E-mail: ngocnt@aleteam.com
SDT: 01699.626.088
ALE - BigGame - Teamwork - Teambuilding - Trò chơi lớn
10 nhận xét:
Có nhất thiết là ko nhận anh ta vào làm việc ko nhỉ?. Theo em thấy ko nên chỉ qua một câu hỏi mà lại để mất đi một nhân viên có triển vong như thế được. Có lẽ nếu như ban tổ chức hỏi anh ta ít nhất là 2 câu thì vấn đề đã khác.
Vậy anh ý là nhân viên kinh doanh chứ không phải nhân viên nghiệp vụ phải không?
Anh ta bảo anh ta nghiên cứu trồng rau xanh!^^
Vậy là ko biết mình là ai rồi:-ss
Anh ta coi trọng khách hàng nên suốt ngày ăn nhậu, bù khú với khách hàng. Mà không quan tâm đến nhu cầu về sản phẩm thực sự của khách. Không được tuyển dụng là đúng rùi. he he
Từ lúc trồng tới khi thu hoạch cây đuôi chồn là cả một quy trình cần sự chính xác. Có những bước trong quy trình là tuyệt đối quan trọng không thể làm sai, không thể đốt cháy giai đoạn.^^
Anh ta nói khách hàng là quan trọng nhưng lại không quan tâm tới cảm nhận của khách hàng đối với sản phẩm của mình. Không phải lúc nào tiết kiệm thời gian cũng là tốt. Một số điều phải tuân theo quy luật thì mới tốt, như là cây rau đuôi chồn cần thời gian để phơi ngoài ánh sáng là hai ngày chứ không phải là hai giờ trong ló sấy. Người nông dân chỉ thấy được cái lợi trước mắt mà chưa thấy được hậu quả lâu dài những hành động của mình. Trong cuộc sống cũng vậy, nếu chỉ thấy được cái lợi ngắn hạn mà không nhận ra được mối nguy hiểm trong dài hạn thì hậu quả rất có thể như những người nông dân trong câu chuyện này.
Làm công việc nghiên cứu trồng rau xanh mà ko xuống vườn, ko đi khảo sát nắm bắt tình hình trồng trọt, thu ghom, chế biến , bảo quản...của nhân dân thì làm sao mà nghiên cứu tốt được. Mà đặc biệt trong nông nghiệp thì sự kết hợp giữa những người nghiên cứu và nông dân lại càng quan trọng.
Làm nghiên cứu có kinh nghiệm 3 năm? vậy kinh nghiệm này là kinh nghiệm gì, lại còn là ứng cử viên sáng giá nữa? Người ta xét cái gì để cho người này là sáng giá? Phải chăng cứ đi làm nhiều năm thì được coi là có kinh nghiệm?
Thức tế ngày nay, trong sản xuât người nông dân tìm mọi cách tiết kiệm thời gian sản xuất, chế biến, tiết kiệm được khoản chi tiêu, nhưng họ ko thấy được cái hại của việc mình làm. Gậy ông đập lưng ông.
Hehe, giỏi chưa chắc đã thành công^^, toàn là lý thuyết suông thôi, tệ thật. Đúng là khi làm việc gì đó cần phải quan sát kỹ lưỡng rồi mới giám đưa ra kết luận!
Có những việc phải theo đúng tiến trình của nó. Nhanh được 1 - 2 bước nhưng sẽ là thất bại lâu dài.
@ Thumt: e viết sai chính tả kìa: "dám" k phải "giám".
Đăng nhận xét