Đã không ít lần được các anh chị, các thầy tạo động lực cho, thôi thúc mình cần phải thay đổi cuộc sống hiện tại để sống tốt hơn, làm chủ bản thân, làm chủ cuộc đời hơn. Nhưng không hiểu sao, được 1 thời gian, mình lại thấy nản...Phải chăng mình đã không thật sự nỗ lực, không thật sự cố gắng! Sức ỳ của mình quá lớn sao? Hay cái tâm lý "nông dân" như kiểu anh Nghĩa nói, nó ăn sâu quá, làm cho bản thân mình khó thay đổi!
Nhưng mình muốn một cuộc sống độc lập, tự chủ, mình muốn biến sức lao động của mình thành hoa trái. Muốn thỏa mãn những mong muốn, những sở thích cá nhân và muốn công hiến cho tổ chức mình tham gia, cho nơi mình đang sống. Mình đang để thời gian trôi thật lãng phí. Ôi, làm gì để tận dụng từng phút giây, làm gì để mình luôn có động lực lu
ôn hào hứng với công việc?
Lang thang trên cửa hàng sách, mình bắt gặp một cuốn sách, nghe tiêu đề rất hấp dẫn "Bùng cháy hay tàn lụi". Mình như nhìn thấy lối đi vậy, "làm thế nào để nhóm lên ngọn lửa say mê, sáng tạo và nhiệt tình trong công việc". Đúng thứ mình cần rùi. Hay quá. Thế là mình mua về.
Mình rất hào hứng và muốn mau biết về cách thức nào để nhóm lên ngọn lửa say mê...Nên mình đã đọc cuốn sách này đầu tiên trong số 4 cuốn sách cùng mua. "Bùng cháy hay tàn lụi"...mình chọn bùng cháy!
Ban đầu mình nghĩ cuốn sách này là dành cho từng cá nhân mà muốn tìm phương pháp để thôi thúc ý chí, thôi thúc niềm đam mê...Song, đến khi đọc cuốn sách thì nó lại khác. Nó dành cho 1 tổ chức hơn là một cá nhân. Cuốn sách có ý nghĩa rất lớn trong việc kinh doanh. Những tổ chức liên kết chặt chẽ thường hoạt động năng suất hơn, nhiều sáng kiến hơn và đem lại lợi nhuận dồi dào hơn. Đội ngũ nhân viên gắn bó với nhau có thể giải quyết vấn đề tốt hơn, sáng tạo hơn và sẵn sàng hợp tác hơn.
"Bùng cháy hay tàn lụi" theo tôi ở đây có nghĩa là: nếu bạn đang phụ trách một tổ chức, bạn muốn tổ chức ấy sẽ trở thành như thế nào? Một tập thể gắn kết, làm việc có hiệu quả, đồng lòng đồng sức hay một tập thể những người không tin tưởng nhau, thiếu sinh lực, ì ạch với kết quả kinh doanh kém khả quan?
Ở "Bùng cháy hay tàn lụi", tôi hiểu rõ hơn về tính liên kết. Đây là một lợi thế cạnh tranh cho nhưng tổ chức nào biết tối ưu nguồn lực của mình. Liên kết giúp mọi người tin tưởng lẫn nhau, giảm stress. Tôi đặc biệt ấn tượng với câu nói "Khi chúng ta ở đúng vị trí của mình, chúng ta sẽ làm việc có năng suất hơn và mọi người sẽ chú ý và thừa nhận vai trò của ta". Con người mang một đặc trưng tâm lý, đó là được công nhận, được thừa nhận, và là nhu cầu cao nhất trong mô hình tháp 5 nhu cầu của Maslow. Một tổ chức sẽ huy động được nguồn lực của mình một cách có hiệu quả nhất là khi con người của họ được đặt đúng vị trí. Đã không dưới 2 lần tôi được nghe đến khái niệm này, nhưng lần này thì nó có một tác động thật sự đến bản thân tôi. Tôi ngẫm về công việc và cuộc sống của mình, và đã lựa chọn cho mình vịt trí mà mình có khả năng nhất bây giờ. Khi đã hạ quyết tâm lựa chọn, chỉ còn suy nghĩ đến những vấn đề đấy, tôi thấy mọi việc trở lên rõ ràng hơn rất nhiều, và tôi có thêm động lực để tiếp tục công việc.
Tôi đã tìm thấy ở cuốn sách những điều cần thiết cho bản thân tôi lúc này, thêm cơ sở để tạo lập và thực hiện Lifeplan của bản thân.
"Dù làm bất cứ việc gì, ông cũng phải phấn đấu hết sức mình vì đã lựa chọn và không nên quá lo lắng về hậu quả của nó" - John Wooden.
Ba nguyên tắc then chốt để liên kết và nhóm lên ngọn lửa nhiệt huyết trong đội ngũ của bạn đó là: Mục đích, giá trị và tiếng nói.
Một bài học khác nữa, đó là mỗi cá nhân đều phải đối mặt với mâu thuẫn nội tại giữa vấn đề là làm việc gì là đúng và việc gì là sai. Vì vậy mỗi cá nhân cần phải có những phẩm chất cho riêng mình, để hình thành lên quan điểm sống, sức mạnh của phẩm chất sẽ dẫn đường cho bạn. Và bạn cần phải rèn luyện những phẩm chất mà bạn mong muốn. Hãy chủ động phát triển tính cách. Một người lãnh đạo tốt, có những phẩm chất làm cho người khác phải khâm phục, và đặt lòng tin, người lãnh đạo đó chắc chắn sẽ truyền được tinh thần, truyền được ngọn lửa đam mê cho nhân viên của mình. Phẩm chất có sức mạnh kết nối ghê gớm, tạo điều kiện hình thành nên chuỗi phát triển.
Ở đây tôi sẽ liệt kê một số các phẩm chất mà cuốn sách đề cập: Sáng tạo, ham hiểu biết, phóng khoáng, ham học, nhìn xa trông rộng, lòng quả cảm, tính kiên trì, sinh lực, tình yêu, lòng tốt, hiểu biết xã hội, tư cách công dân, ngay thẳng, kỹ năng lãnh đạo, khoan dung và nhân từ, tự giác, thận trọng, khiêm tốn, hài hước, duy linh, khả năng thưởng thức cái đẹp và sự xuất sắc, lòng biết ơn và hy vọng.
Nói thì là như vậy, nhưng làm thế nào để mình phát triển được tính cách?
1. Phát triển thói quen, mang lại sức mạnh phẩm chất. Khẳng định tính cách, khẳng định tích cách mà mình có, mình mong muốn, khẳng định nhân sinh quan của bản thân.
2. Xây dựng những mối quan hệ tin tưởng sâu sắc với những người mà mình muốn phát triển đức tính tốt. Xây dựng khả năng kiềm chế và cân bằng.
3. Trải qua các cuộc kiểm tra định kỳ.
4. Nghiên cứu và tôn vinh tính cách của những người kết nối chủ động. ĐỌc về những người đàn ông, những người phụ nữ vĩ đại của quá khứ và hiện tại.
5. Chọn lựa, đánh giá và đề bạt những người lãnh đạo có sức mạnh phẩm chất và có khả năng liên kết.
6. Cân nhắc sự sáng suốt và giải pháp nảy ra từ phân tích hệ thống xã hội.
7. Cẩn trọng để không phát triển văn hóa tự mãn.
Tóm lại, ban đầu tôi đã hơi sai lầm khi nghĩ rằng cuốn sách này chỉ để dành cho những tổ chức nào mà muốn kích thích tinh thần nhân viên, truyền lòng đam mê, phát triển tính liên kết trong tổ chức mình. Song cá nhân tôi lại rút ra được nhiều điều khi tôi cố gắng đọc đến hết cuốn sách. Tôi nhớ đến một câu nói: "Khi bạn vào vườn hoa, bạn chỉ muốn tìm hoa hồng, nhưng chẳng may trong vườn lại không có. Ở đó chỉ có hoa lan, hoa huệ...và rất nhiều loài hoa đẹp khác. Bạn sẽ tiếp tục ngắm những bông hoa đó, hay bỏ về, không thèm xem nữa". Với tôi, không lý do gì khiến tôi không ở lại để tiếp tục ngắm những loài hoa đẹp đó.
Nhưng mình muốn một cuộc sống độc lập, tự chủ, mình muốn biến sức lao động của mình thành hoa trái. Muốn thỏa mãn những mong muốn, những sở thích cá nhân và muốn công hiến cho tổ chức mình tham gia, cho nơi mình đang sống. Mình đang để thời gian trôi thật lãng phí. Ôi, làm gì để tận dụng từng phút giây, làm gì để mình luôn có động lực lu

Lang thang trên cửa hàng sách, mình bắt gặp một cuốn sách, nghe tiêu đề rất hấp dẫn "Bùng cháy hay tàn lụi". Mình như nhìn thấy lối đi vậy, "làm thế nào để nhóm lên ngọn lửa say mê, sáng tạo và nhiệt tình trong công việc". Đúng thứ mình cần rùi. Hay quá. Thế là mình mua về.
Mình rất hào hứng và muốn mau biết về cách thức nào để nhóm lên ngọn lửa say mê...Nên mình đã đọc cuốn sách này đầu tiên trong số 4 cuốn sách cùng mua. "Bùng cháy hay tàn lụi"...mình chọn bùng cháy!
Ban đầu mình nghĩ cuốn sách này là dành cho từng cá nhân mà muốn tìm phương pháp để thôi thúc ý chí, thôi thúc niềm đam mê...Song, đến khi đọc cuốn sách thì nó lại khác. Nó dành cho 1 tổ chức hơn là một cá nhân. Cuốn sách có ý nghĩa rất lớn trong việc kinh doanh. Những tổ chức liên kết chặt chẽ thường hoạt động năng suất hơn, nhiều sáng kiến hơn và đem lại lợi nhuận dồi dào hơn. Đội ngũ nhân viên gắn bó với nhau có thể giải quyết vấn đề tốt hơn, sáng tạo hơn và sẵn sàng hợp tác hơn.
"Bùng cháy hay tàn lụi" theo tôi ở đây có nghĩa là: nếu bạn đang phụ trách một tổ chức, bạn muốn tổ chức ấy sẽ trở thành như thế nào? Một tập thể gắn kết, làm việc có hiệu quả, đồng lòng đồng sức hay một tập thể những người không tin tưởng nhau, thiếu sinh lực, ì ạch với kết quả kinh doanh kém khả quan?
Ở "Bùng cháy hay tàn lụi", tôi hiểu rõ hơn về tính liên kết. Đây là một lợi thế cạnh tranh cho nhưng tổ chức nào biết tối ưu nguồn lực của mình. Liên kết giúp mọi người tin tưởng lẫn nhau, giảm stress. Tôi đặc biệt ấn tượng với câu nói "Khi chúng ta ở đúng vị trí của mình, chúng ta sẽ làm việc có năng suất hơn và mọi người sẽ chú ý và thừa nhận vai trò của ta". Con người mang một đặc trưng tâm lý, đó là được công nhận, được thừa nhận, và là nhu cầu cao nhất trong mô hình tháp 5 nhu cầu của Maslow. Một tổ chức sẽ huy động được nguồn lực của mình một cách có hiệu quả nhất là khi con người của họ được đặt đúng vị trí. Đã không dưới 2 lần tôi được nghe đến khái niệm này, nhưng lần này thì nó có một tác động thật sự đến bản thân tôi. Tôi ngẫm về công việc và cuộc sống của mình, và đã lựa chọn cho mình vịt trí mà mình có khả năng nhất bây giờ. Khi đã hạ quyết tâm lựa chọn, chỉ còn suy nghĩ đến những vấn đề đấy, tôi thấy mọi việc trở lên rõ ràng hơn rất nhiều, và tôi có thêm động lực để tiếp tục công việc.
Tôi đã tìm thấy ở cuốn sách những điều cần thiết cho bản thân tôi lúc này, thêm cơ sở để tạo lập và thực hiện Lifeplan của bản thân.
"Dù làm bất cứ việc gì, ông cũng phải phấn đấu hết sức mình vì đã lựa chọn và không nên quá lo lắng về hậu quả của nó" - John Wooden.
Ba nguyên tắc then chốt để liên kết và nhóm lên ngọn lửa nhiệt huyết trong đội ngũ của bạn đó là: Mục đích, giá trị và tiếng nói.
Một bài học khác nữa, đó là mỗi cá nhân đều phải đối mặt với mâu thuẫn nội tại giữa vấn đề là làm việc gì là đúng và việc gì là sai. Vì vậy mỗi cá nhân cần phải có những phẩm chất cho riêng mình, để hình thành lên quan điểm sống, sức mạnh của phẩm chất sẽ dẫn đường cho bạn. Và bạn cần phải rèn luyện những phẩm chất mà bạn mong muốn. Hãy chủ động phát triển tính cách. Một người lãnh đạo tốt, có những phẩm chất làm cho người khác phải khâm phục, và đặt lòng tin, người lãnh đạo đó chắc chắn sẽ truyền được tinh thần, truyền được ngọn lửa đam mê cho nhân viên của mình. Phẩm chất có sức mạnh kết nối ghê gớm, tạo điều kiện hình thành nên chuỗi phát triển.
Ở đây tôi sẽ liệt kê một số các phẩm chất mà cuốn sách đề cập: Sáng tạo, ham hiểu biết, phóng khoáng, ham học, nhìn xa trông rộng, lòng quả cảm, tính kiên trì, sinh lực, tình yêu, lòng tốt, hiểu biết xã hội, tư cách công dân, ngay thẳng, kỹ năng lãnh đạo, khoan dung và nhân từ, tự giác, thận trọng, khiêm tốn, hài hước, duy linh, khả năng thưởng thức cái đẹp và sự xuất sắc, lòng biết ơn và hy vọng.
Nói thì là như vậy, nhưng làm thế nào để mình phát triển được tính cách?
1. Phát triển thói quen, mang lại sức mạnh phẩm chất. Khẳng định tính cách, khẳng định tích cách mà mình có, mình mong muốn, khẳng định nhân sinh quan của bản thân.
2. Xây dựng những mối quan hệ tin tưởng sâu sắc với những người mà mình muốn phát triển đức tính tốt. Xây dựng khả năng kiềm chế và cân bằng.
3. Trải qua các cuộc kiểm tra định kỳ.
4. Nghiên cứu và tôn vinh tính cách của những người kết nối chủ động. ĐỌc về những người đàn ông, những người phụ nữ vĩ đại của quá khứ và hiện tại.
5. Chọn lựa, đánh giá và đề bạt những người lãnh đạo có sức mạnh phẩm chất và có khả năng liên kết.
6. Cân nhắc sự sáng suốt và giải pháp nảy ra từ phân tích hệ thống xã hội.
7. Cẩn trọng để không phát triển văn hóa tự mãn.
Tóm lại, ban đầu tôi đã hơi sai lầm khi nghĩ rằng cuốn sách này chỉ để dành cho những tổ chức nào mà muốn kích thích tinh thần nhân viên, truyền lòng đam mê, phát triển tính liên kết trong tổ chức mình. Song cá nhân tôi lại rút ra được nhiều điều khi tôi cố gắng đọc đến hết cuốn sách. Tôi nhớ đến một câu nói: "Khi bạn vào vườn hoa, bạn chỉ muốn tìm hoa hồng, nhưng chẳng may trong vườn lại không có. Ở đó chỉ có hoa lan, hoa huệ...và rất nhiều loài hoa đẹp khác. Bạn sẽ tiếp tục ngắm những bông hoa đó, hay bỏ về, không thèm xem nữa". Với tôi, không lý do gì khiến tôi không ở lại để tiếp tục ngắm những loài hoa đẹp đó.
6 nhận xét:
Tớ sẽ ở lại ngắm! Chán thì thôi:D
Ôi, cái văn hóa tự mãn ý, hay mắc phải lắm :((
Liên quan gì đến "bùng cháy hay tàn lụi" thế??
Điều số 7 trong việc làm thế nào để phát triển được tính cách?^^
Ah uh, tính cách :)!
Hôm nay lại giở ra đọc lại tóm tắt cuốn này, càng ngẫm càng thấy nó có ích...
Đăng nhận xét